CÁC LOẠI TRÀ
TRÀ - NGƯỜI NÀO & KHI NÀO KO NÊN UỐNG
Sách về trà đạo khá nhiều nhưng nhìn chung thì kha khá giống nhau. Chủ yếu viết về lịch sử, quá trình phát triển của trà ở các nước, thú vui uống trà... Có rất nhiều câu chuyện thêu dệt xung quanh ly trà. Trạng muốn đọc về công dụng mang tính thuốc thì không đâu có. Hầu hết chúng ta đều biết về trà xanh ở góc độ như chỗng lão hóa, làm đẹp da, mùi vị thơm ngon.. và sách cũng viết vậy. Trà được coi như là thức uống phổ biến, với nhiều đối tượng, mọi lúc mọi nơi, trở thành một nền văn hóa và nâng lên đạo học và phát triển thành một nghành công nghiệp. Nhưng không vì thế mà có thể phù hợp với tất cả mọi người và mọi thời điểm.
Có bạn nữ tìm đến Trạng và hỏi về sức khỏe. Bạn nói mấy năm nay bạn uống trà xanh để mong chống lão hóa. Trong khi chân tay thì lạnh, da thì nhợt nhạt, huyết áp thì thấp, người thì mệt. Vô tình chúng ta lại đang làm mình lão hóa nhanh hơn.
Không phủ nhận những giá trị mà trà đem lại từ ngàn xưa nhưng cần nhìn nhận chi tiết hơn và ở góc độ khác – âm dương.
Tại sao lại uống trà?
Ai thích hợp uống trà?
Các cụ ăn xong thì thường pha ấm trà uống hoặc khi lao động nặng nhọc xong thì làm tuần trà giải lao, hút điếu thuốc.
Có một lý do để uống trà sau ăn là thường các thức ăn của chúng ta hơi dương, hơi nóng, nhiều gia vị, thịt thà, chiên nướng nên nó mang tính bốc và ly tâm mạnh. Uống trà sau ăn là để gom bớt lại, đỡ bị sinh hư hỏa. Năng lượng thức ăn được giải phóng dần dần.
Uống trà sau khi làm việc nặng là khi làm việc nặng, cơ thể trở nên dương, nóng. Lúc đó uống trà để làm mát và dịu lại, cũng là gom năng lượng lại.
Như vậy giá trị của trà thay đổi theo hoàn cảnh, phù hợp nhất là như vậy. Nhưng không phải người ta chỉ uống vào thời điểm như vậy. Có những người trà thuốc cả ngày. Uống trà cũng giống như uống rượu, nó phải có mồi. Mồi gì thì phải hiểu trà nó có tính chất như nào.
Trà vị đắng, thậm chí là đắng gắt nên có tính thu liễm và gom mạnh. Vì thu liễm và gom mạnh nên trệ khí và lạnh. Dựa vào tính chất này mà suy ra cách dụng.
Tất nhiên mồi của trà không phải là thịt hay lạc rang như rượu mà là thứ đối lập với đắng và trệ. Có thể dùng trà gừng miếng, kẹo lạc, bánh đậu xanh... vừa uống trà vừa ăn. Nói chung là thứ gì đó ngọt ngọt, và ngọt cay. Tốt nhất là trà gừng.
Vì tính chất này mà trà uống sẽ có tính tiêu máu, tiêu mỡ, tiêu đạm, tiêu đường. Chính vì tính chất này mà lá chè có thể coi là thứ thải độc được. Lá chè cũng có tính làm mát gan. Tuy vậy, cái gì cũng có tính 2 mặt. Những ai không đủ đường, không đủ mỡ, không đủ máu thì hoàn toàn không nên dùng.
Chính vì thế mà trà dùng kèm gừng là để cho đỡ trệ và lạnh, có đường để cho sinh thêm nhiệt và chống lại sự đắng làm cho tiêu (hại) máu.
Người ta cũng chỉ uống trà sau ăn chứ đừng trước ăn mà lại làm ly trà, nhất là lại làm bát chè xanh thì thôi khỏi ăn. Bởi tính đắng và lạnh của chè làm cho tỳ vị đơ luôn. Cũng không nên uống trà (chè xanh) vào sáng sớm. Lúc đó khí huyết còn chưa hoạt làm cho bạn cảm thấy lạnh, mệt, bụnh cồn cào và có thể say.
Theo Trạng ở VN có 3 loại trà.
TRÀ MẠN là chè búp sao khô hay gọi là chè móc câu hay chè búp xoăn. Chè này là loại lá chè non lấy về sao tẩm và ủ cẩn thận. Ngoài vấn đề tạo mùi hương, bảo quản nó còn có một tác dụng nữa là khử bớt độ chát the của chè, làm cho chè đỡ lạnh và đỡ thu liễm. Độ chát the chính là độ độc của chè làm cho hại khí huyết. Trên thế giới có nhiều cách chế biến, sao tẩm - ủ - lên men – lên mốc các kiểu khác nhau. Nhìn bề ngoài thì có vẻ như là tạo màu tạo mùi nhưng thực chất là quá trình chuyển biến vật chất để ra một thứ tốt hơn. Ở VN thì món chế biến này có phần hạn chế. Chúng ta cũng chỉ có hái chè về rồi sao khô đóng gói làm ra loại chè búp xoăn - móc câu. Các nước như TQuoc, Nhật hay cả các nước Tây Âu họ có nhiều bí quyết và cách chế biến để cho ra các sản phẩm khác nhau từ búp chè xanh. Nhìn chung chè búp xoăn của ta không phải thứ dễ tiêu và tốt như mọi người nghĩ. Bài viết này (vde tốt xấu) chủ yếu dựa trên chè của ta (không phải các loại kỳ công trên thế giới).
CHÈ XANH hay lá chè tươi dùng ủ trực tiếp. Có lẽ chỉ có Việt Nam dùng kiểu này. Kiểu này là dùng sống. Những lá chè già không dùng làm trà búp được nữa thì được hái cắt tỉa đi. Người ta trần qua nước sôi rồi om. Nước lá chè xanh có độ the chát mạnh. Nó mang tính tả mạnh và lạnh. Nói chung theo quan điểm của Trạng Down là không nên dùng. Cái này có tính tiêu mỡ, tiêu máu, tiêu đạm (gout) mạnh nhưng sẽ làm khí huyết suy yếu đi. Nếu dùng cũng nên dùng thời gian nào đó thôi. Đối tượng ăn uống rượu thịt nhiều, đồ chiên rán nướng nhiều có thể dùng nhưng không nên dùng hàng ngày. Đặc biệt những người huyết áp thập, tay chân lạnh, bụng lạnh, đại tràng tã nát, đau bụng kinh, trào ngược, ung thư ... không nên dùng. Những người ăn chay, ăn dưỡng sinh không nên dùng. Món nguy hiểm nhất là chè xanh đá - lạnh đủ đường. Nói chung chè búp được chế biến thì vẫn an toàn hơn loại chè xanh này.
TRÀ BANCHA là một loại trà phổ biến trong giới thực dưỡng. Bancha theo tiếng Nhật có nghĩa là bỏ đi, không dùng được để ám chỉ phần lá già không còn giá trị trong việc làm trà. Không khác gì lá chè xanh của mình. Tuy nhiên yêu cầu để đạt đến mức dưỡng sinh thì không à uôm như lá chè xanh ngoài chợ được. Nó là lá chè già lâu năm được trần và ủ thời gian vài năm rồi mới dùng. Trà Bancha đi với con số 3 năm. Hầu hết mọi người đều hiểu sai về con số này. (Lúc nào viết riêng về bancha sau vậy). Loại trà này là cân bằng nhất và tốt nhất về mặt sức khỏe nhưng không phải ngon nhất. Chè búp thì thơm ngon hơn nhưng nó là lá non nên lượng talanh hay chất âm nhiều, được coi là không cân bằng dù nó đã được ủ lâu. Hơn nữa, lá búp cũng là thành phần ly tâm nên so với lá chè già lâu năm thì năng lượng không bằng. Tuy nhiên cũng tùy mục đích.
So với các loại thì bancha là loại cân bằng nhất và tốt nhất. Tuy vậy, không phải ai chế biến cũng chuẩn. Chè chế biến chuẩn là độ the đắng phải mất và có độ ngọt béo. Hầu hết là không đạt chuẩn. Thế nên nó không tốt như lời đồn, hại hơn là lợi. Nhiều người trong giới dưỡng sinh nghe trà bancha tốt mà dùng hàng ngày trong khi tiêu hóa, huyết áp thì rất tệ. Người càng ngày càng gầy, da càng xanh và xạm. Nếu chế biến đúng thì chà bancha là thuốc quí, nó dùng để làm mát gan, mát máu, dương máu trở lại, rất tốt cho các trường hợp u, ung thư.
Trà thích hợp với đàn ông hơn là phụ nữ, thích hợp với người vận động chơi thể thao và giao du nhiều. Trà nói chung, nhất là chè xanh hoàn toàn không phù hợp với phụ nữ. Đừng nghe chống lão hóa mà đi uống. Phụ nữ chỉ nên dùng chè xanh ở việc duy nhất là đắp mặt vì chè có tính làm mát da. Phụ nữ không nên dùng trà là vì phụ nữ cần bổ huyết mà trà thì lại tiêu máu tiêu mỡ. Phụ nữ thay trà bằng các loại trà dưỡng nhan và có chút vị ngọt. Các loại trà dưỡng nhan này thì mang tính thư giãn thưởng thức nhiều hơn vì tính bổ khí huyết không mạnh. Để thấy được tác dụng dưỡng nhan thì hơi khó. Tuy nhiên nó không hại khí huyết là được rồi. Muốn bổ khí huyết, các chị em có thể dùng cao ngải cứu pha uống.
CÁC LOẠI TRÀ (P2)
(Bài cm của fan Xuân Hiến xin được đăng lên đây)
Thế giới trà rất rộng lớn, có hàng nghìn sản phẩm trà, tuỳ thuộc nguyên liệu, phương pháp chế biến được chia làm 5 nhóm chính tương đương với 5 hành: Trắng, xanh, vàng, đỏ, đen.
Trung Quốc đại diện cho Châu Á, dựa vào định tính là màu nước trà khi pha, chia thành 7 dòng: trắng (bạch trà), xanh (lục trà), ô long xanh (thanh trà), vàng (hoàng trà), đỏ (hồng trà), đen (hắc trà) và trà lên men lâu năm gọi là Phổ Nhĩ.
Châu Âu phân loại dựa vào định lượng, là % ô xi hoá, thường phổ biến 5 dòng: trắng (white tea), xanh (green tea), ô long (oolong tea), trà đen (black tea) và phổ nhĩ (pureh tea).
Phụ thuộc đặc tính từng dòng mà mỗi loại trà có tác dụng với sức khỏe khác nhau. Mỗi người cần hiểu tính chất của từng loại trà để chọn loại phù hợp với mình. Ngoài sở thích, khẩu vị thì cũng nên để ý tới dược tính của trà. Giống như vạn vật trong vũ trụ, không có gì là hoàn toàn tốt hay xấu, chỉ là phù hợp trong hoàn cảnh, thời điểm, đối tượng nào mà thôi. Trà cũng vậy. Có thể chia làm 3 nhóm chính với các dùng như sau:
- Trà ô xi hoá thấp (dưới 50%) như trắng, xanh thì thường hàm lượng tanin và cafein cao nên lợi tiểu, kích thích thần kinh, có tác thanh nhiệt, giải độc, giúp tỉnh táo, hạ huyết áp, giảm cân, giảm mỡ...Nên phù hợp với người huyết áp cao, nhiệt, uống khi thời tiết nóng thì hợp hơn, nên uống buổi sáng, sau khi ăn 30p. Chú ý với người huyết áp thấp, thận yếu. Bảo quản cần kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tốt nhất là ngăn mát tủ lạnh để giữ được hương vị lâu hơn.
- Trà ô xi hoá trung bình (50%) như ô long: cân bằng, phù hợp với nhiều đối tượng hơn.
- Trà ô xi hoá cao (trên 50%), trà lên men lâu năm: như hồng trà, phổ nhĩ...ít kích thích thần kinh, giúp tiêu hoá tốt thậm chí còn có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân có bệnh về hệ tiêu hóa như đầy bụng, ợ hơi, trào ngược, viêm loét, làm ấm bụng. Dễ uống, phù hợp với nhiều đối tượng. Có thể uống cả ngày, uống buổi tối, trước và sau khi ăn.
(Bài cm của fan Xuân Hiến xin được đăng lên đây)