CÁC CHỊ EM SẼ ĐẸP DA – LẠI KHOẺ
CÁC CHỊ EM SẼ ĐẸP DA – LẠI KHOẺ
Trong dân gian truyền miệng có rất nhiều bài thuốc từ nước dừa như
Chữa khô khớp: cho 1 nắm đậu đen vào trong quả dừa hấp lên
Chữa gout, khớp: vò 9 lá trầu không vào trong quả dừa hấp lên
Chữa dạ dày: cắt vài lát nghệ vào trong quả dừa hấp lên
Chữa rong kinh: 9 hạt đậu xanh vào trong trái dừa hấp lên
Chữa cảm + tăng cân: nước dừa gừng đun nóng đập lòng đỏ trứng gà vô quấy tan.
Chữa sốt rét: 9 hạt tiêu xanh đâm nát cho vào trái dừa uống. Này dùng chữa cả cov
Những điều trên là có thật!
Ngoài ra, các chị em còn kháo nhau là đau bụng kinh thì uống nước dừa, khi mang thai uống nước dừa cho em bé trắng da, dễ đẻ.. Điều này cũng đúng luôn.
Nước dừa thấy bảo thành phần nó gần giống huyết tương của con người nên nó rất bổ. Nó lại là quả có thể nói rất sạch vì có vỏ dày. Thế nên, trên trái đất này mọi người thích uống nước dừa. Thực tế, nó cũng mang lại những kết quả như mọi người kháo nhau thật.
Có một điều tôi không rõ trong đông y họ có gõ nhầm không mà họ nói nước dừa nóng. Thực tế, và cả lý thuyết thực dưỡng đều cho thấy nước dừa rất hàn và ly tâm. Những người bụng yếu, hay lạnh bụng, mà mùa đông uống nước dừa có khi đi ngoài luôn. Trong thực dưỡng, người ta rất thận trọng với nước dừa, nó làm lạnh người, tay chânh lạnh, mồ hôi tay chân. Có thể do nước dừa ngọt + nê trệ sinh ra thấp nhiệt nên nóng (là hậu quả). Cá nhân tôi thì ko cho rằng nước dừa nóng như đông y nói.
Vậy tại sao nước dừa lạnh và ly tâm lại chữa được các bệnh như trên, thậm chí cả đau bụng kinh. Vì những chứng bệnh trên đau là do tắc, nước dừa tính ly tâm mạnh nó có thể khai thông được, thậm chí là thông cả được chỗ tắc do lạnh, nên chữa được. Bệnh rong kinh do huyết nhiệt, phần âm hư mà dừa lại bổ âm nên nó có thể chữa được. Thâm chí chữa tiệt luôn bệnh rong kinh sau 9 lần uống, thực tế đã chứng minh.
Nước dừa cực bổ âm nên uống nước dừa đúng là da cực đẹp, trắng mịn màng luôn.
Nước dừa có tính làm nở nên đúng là nó giúp dễ sinh nở nhưng cũng làm dễ sảy thai, đẻ non.
Nước dừa mát, có tính bổ âm nên trong một vài bài nó đóng vai trò là thứ bao bọc các thức dương để đưa thức dương vào trong cơ thể mà không gây hại và hấp thu được vd bài với trầu không, tiêu, nghệ.
Vậy dùng nước dừa chúng ta phải hiểu về nước dừa. Nếu hiểu về nước dừa thì nó có nhiều ứng dụng. Tôi ví nước dừa giống như vị thục địa trong đông y vậy, lúc thì dùng sinh địa, lúc thì dùng thục địa, lúc thì kết hợp vị này vị kia. Đây làm một thức có nhiều ứng dụng mà chưa được khai thác. Thực tế dân gian đã dùng nhiều bài nhưng chưa có nghiên cứu hay sách vở chính thống hay phương pháp luận rõ ràng để hướng dẫn.
Tóm gọn lại thì nước dừa có nhiều dinh dưỡng, tính bổ âm lớn, tính mát và ly tâm.
Thông thường thì mọi người dùng dừa mà không hiểu nên bị lạm dụng dẫn đến hại nhiều hơn lợi. Trước hết nói về vde đau bụng kinh mà đi uống dừa. Đúng là nó đỡ đau thật nhưng cái đau đó là do tắc mà tắc này là do khí huyết hư. Nếu dùng nước dừa nhiều thì thông xong lại dễ tắc lại do bị lạnh. Hoặc nhiều chị em uống để thai to, con trắng, điều này vừa lợi vừa hại. Nước dừa bổ âm đúng là làm thai to và trắng thật nhưng lại yếu do hại khí. Với những bà bầu mà yếu, uống nhiều có thể gây sảy thai hoặc đẻ non. Với những người bệnh khớp, uống nước dừa có thể làm trầm trọng những cơn đau do nước dừa lạnh và trệ. Vậy thì phải dùng nước dừa như thế nào? Giới thiệu với các chị em một công thức.
BỒI BỔ - ĐẸP DA
Nước dừa lạnh và ly tâm thì cần cho thêm thức ấm nóng và có chút co rút. Các bạn đun nước dừa với 2 lát gừng (sao cho ko quá cay là được) cỡ 15-20p. Gừng giúp ấm và hoạt khí, khắc chế được mặt hại của nước dừa, giúp tiêu hoá được nước dừa. Chỉ thêm gừng vào thôi thì cũng đã khá an toàn. Công thức này có thể giúp các chị em chữa đau bụng kinh được mà da thì cực đẹp. Nếu an toàn nữa, mang tính lâu dài, thì nước dừa đun với gừng, bắc ra pha thêm chút tamari (thức dương ấm co rút) thì rất hoàn hảo. Với công thức này, đảm bảo da sẽ đẹp hơn tất cả các loại nước ép, sinh tố mà an toàn.
Nếu ai gầy yếu, tinh trùng, trứng kém thì nước dừa gừng đã bắc ra khỏi bếp 1 lúc (nước 80 độ để trứng k vón thì dễ tiêu hơn) đập 1 lòng đỏ trứng gà vào quấy tan khi, thêm tamari uống. Những người lạnh tay chân, có thể dùng tamari ngâm hạt tiêu tươi (ngâm cỡ 3 tháng dùng được) và mỗi lần uống pha một chút vào sẽ giúp ấm thận, ấm chân hơn. Vừa bổ âm đẹp da, vừa bổ dương ấm thận. Nước dừa cũng có thể dùng pha lẫn cao ngải cứu vừa đẹp da lại bổ khí huyết. Nói chung có rất nhiều cách dùng.
Nước dừa hoàn toàn có thể cho ra khỏi quả dừa (chứ ko cần hấp cả quả) cho vào nồi đun cũng có tác dụng. Thậm chí ở vùng nhiều dừa, người ta có thể cô đặc nước dừa thành sệt và thêm chút gừng để làm thức uống bồi bổ cũng tốt. 20 lít nước dừa sẽ cô đặc được 1 lít đường dừa (ngọt như mật mía), cỡ 3 quả dừa thì được 1 lít nước dừa. Như vậy, để có 1 lít đường dừa cô đặc cần cỡ 60 quả dừa. Mỗi lần lưng thìa cơm nước dừa cô đặc (15ml), ngày 2 thìa, các bạn sẽ thấy da mỡ màng hơn hẳn. Tính ra là ngày 2 quả. Nếu uống tươi thì ngày 2 quả là hơi nhiều. Tươi thì ngày các bạn uống 1 quả là ok rồi, nước dừa đun vài lát gừng và thêm chút tamari. Nước dừa cô đặc có tính ấm hơn dừa sống, khi dùng có thể pha thêm tamari hoặc (và) gừng hoặc cao ngải.
Thử 1 thời gian xem Trạng Down nói có đúng không?