BÍ MẬT GIẢM BÉO - DETOX - ĂN UỐNG KHOẺ MẠNH
MUỐN GIẢM BÉO, DETOX AN TOÀN, ĂN UỐNG KHOẺ MẠNH PHẢI NẮM ĐƯỢC BÍ MẬT NÀY
Một phát kiến vĩ đại của ngành thực dưỡng đó là mô hình vòng xoắn ốc âm dương 🌀 Đó giống như bản đồ sao trong chiêm tinh học hoặc giống như các phép toán hàm số trong toán học dùng để dự đoán, tính toán các sự vật hiện tượng. Tất cả các sự vật hiện tượng cứ áp vào mô hình này để xem tính chất của chúng nằm ở đâu.🌐
Trong đông y cũng có những tính vị thể hiện hướng tâm và ly tâm, phát hãn hay là cố sáp, trương nở hay co rút. Đây là những cặp phạm trù thuộc không gian. Nhưng tính âm dương trong thực dưỡng đề cập đến cả mặt thời gian nữa. Nó nói đến sự phát triển và tiến hoá theo dòng thời gian, cái gì sinh ra trước, cái gì sinh ra sau, cái gì ở giai đoạn phát khởi còn đang tươi mới mang tính trẻ hoá, cái gì ở giai đoạn tan giã đã già cỗi mang tính lão hoá. Dựa vào đồ hình đó mà người ta sẽ biết được tính vị của thức ăn như nào, tác động đến cơ thể như nào và có lựa chọn phù hợp.
Đời sống là một quá trình ly tâm, từ trẻ đến già là một quá trình ly tâm, từ nóng cho đến lạnh là một quá trình ly tâm, từ khoẻ cho đến yếu là một quá trình ly tâm. Mục đích của dưỡng sinh là làm chậm quá trình ly tâm đó bằng cách lựa chọn các thực phẩm và các cách chế biến ít bị ly tâm và hỗ trợ cơ thể làm chậm quá trình ly tâm lại. Có thể nói, ăn làm sao cho gom năng lượng lại. Phần tinh khí, năng lượng trường sinh của con người là số hữu hạn đã định từ khi sinh ra. Quá trình sống là quá trình sử dụng năng lượng đó sao cho tiết kiệm. Càng phóng túng càng nhanh già. Sự phóng túng này không chỉ là ở vấn đề hoang dâm vô độ như các vua chúa mà còn có cả vấn đề ăn uống mà ít ai nghĩ là có ảnh hưởng.
Ba yếu tố quan trọng trong nấu ăn đó là tính co rút - trương nở, tính trẻ - già, tính nóng – lạnh. Thực ra, cả 3 cặp phạm trù này đều có thể minh hoạ, gọi chung bằng từ âm dương. Dương tức là có rút, co rút thường là trẻ và cũng thường là nóng ấm. Thế nên, trong ăn uống, người ta sẽ lựa chọn thực phẩm có tính như vậy.
Lấy ví dụ như thế này, nấm trắng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, nó có tính lạnh, tính trương nở và tính già (nhanh lão hoá – đời sống ngắn). Nếu xếp nó thì nó sẽ ở ngoài vòng xoắn ốc. Trong khi đạm động vật, các loại hạt thì ở phía trong (lõi) vòng xoắn ốc. Các loại hoa quả và rau được xếp vào phía ngoài vòng xoắn ốc. Các loại củ hạt thì được xếp phía trong. Cùng một vị là ngọt nhưng ngọt của củ ngưu bàng, carot, hạt dẻ thì ở trong vòng xoắn ốc còn ngọt của mật ong, của hoa quả thì ở ngoài vòng xoắn ốc. Các thực phẩm ở phía trong lõi vòng xoắn ốc sẽ có tính ấm, tính co rút, tính trẻ hơn ở ngoài.
Đó chính là lý do mà dân thực dưỡng hay chuộng đồ dương. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản chỉ là cứ ăn dương là tốt. Hướng đến dương là một tiêu chí còn ăn như nào, kết hợp ra sao thì cần phải hài hoà. Ngoài vde như nhiệt nóng, trẻ hoá, co rút thì nó còn có những thứ liên đới đi kèm. VD co rút quá thì cũng gây ra hậu quả là người gầy và mất phần mỡ màng và hại huyết. Thế nên, cần phải biết cách kết hợp cả âm dương sao cho cân bằng.
Vấn đề của ăn uống bây giờ là hầu hết các cách ăn uống hiện nay thiên về thực phẩm âm, chuộng thực phẩm âm, ăn các thức ăn có tính trương nở, hàn lạnh và ly tâm. Bởi các thức này có tính chất thải độc, làm thông tắc. Các chủ đề và phong trào thải độc đang rất được lên ngôi nhưng ít ai biết mặt trái của nó. Đồng ý rằng, con người ngày nay bị độc nhiều do tiêu thụ đạm động vật, muối, hoá chất, các thức ăn chiên rán. Con người cũng trở nên bệnh tật và già vì độc. Các pp thải độc cũng làm người ta thấy đỡ bệnh và trẻ ra phần nào. Nhưng cần phải nhận thấy, đây là những pp tả, làm tán mất năng lượng, không nên dùng lâu dài. Dùng các thực phẩm âm lâu dài là nguyên nhân gây ra các bệnh như thiếu máu, suy nhược, tiền đình, huyết áp thấp, đại tiện tã nát, táo bón âm, tiểu đêm, yếu sinh lý, lãnh cảm, mất kinh nguyệt ở nữ, kinh thâm đen vón, vô sinh, béo phì, người mất lực, tay chân lạnh, tay chân mồ hôi, mồ hôi trộm…
❓Vậy, hướng giải quyết thế nào cho hoàn hảo cả 2 đường❓
Trong những trường hợp cần thiết vẫn cần dùng các thực phẩm âm, với thực tế các thực phẩm âm chiếm số lượng lớn và chúng ta cũng dùng nhiều. Nếu biết cách hạn chế tính hại của thực phẩm âm thì tốt nhất. Các bạn đã nghe thuật ngữ tiềm dương vào trong âm chưa, hoặc ẩn tàng dương vào trong âm? Giúp cho thức âm có sức nóng, có lửa bên trong và có khí bên trong, giúp cho thức âm có độ săn chắc.
Để làm được việc đó trước hết chúng ta cần phải phân biệt được đâu là thức âm, đâu là thức dương. Cơ bản, chúng ta có các thức dương phổ biến là lửa, muối, mắm, tương tamari, miso, mơ muối, thịt đỏ, trứng, cá, và một số các loại rau củ quả như carot, ngưu bàng, rau mùi, cần tây, táo, hồng, lê… Các thức âm phổ biết là tất cả các loại rau xanh, hoa quả, đường sữa…
❓ Vậy kết hợp thế nào❓
Các thức dương là thức quan trọng nhưng cơ thể lại không thể hấp thu thức âm một cách trực tiếp hay đưa thức âm vào cơ thể một mình được. Không thể nào ăn lửa ăn muối trực tiếp được, ngay cả việc ăn mỗi thịt không cũng là hại. Thế nên, người ta phải ẩn tàng dương vào trong âm. Chất âm là chất bao bọc chất dương để chất dương không phá huỷ cơ thể. Muốn ấm người, lấy sức nóng của lửa thì phải ẩn lửa vào nước và uống nước. Người ta giấu muối vào trong mơ, vào trong chanh vào trong đậu nành để biến nó thành một thức dương mà âm, âm mà dương và cơ thể có thể hấp thu được. Người ta giấu thịt vào trong rau vừa giúp rau đỡ hàn lạnh và ly tâm mà thịt thì cũng đỡ bị dương quá, dương quá thì gây ra các bệnh về tắc nghẽn u kết. Đó cũng là lý do mà con người sử dụng lửa và muối, là 2 thức dương quan trọng.
Trong chế biến ăn uống, chúng ta hãy tiềm dương vào trong âm. Đó là nêm thức ăn rau củ với mắm muối, với tamari, với miso … hoặc xào xáo trên lửa. Trong rất nhiều bài, tôi đã nhắc các bạn nếu ăn sinh tố, uống nước ép, hãy cho thêm mơ muối hoặc tamari, đó là các thức dương để cân bằng lại các thức âm. Mơ muối có tính dương mát còn tamari có tính dương ấm. Về cơ bản, nên dùng tamari, giúp đỡ lạnh tỳ vị, đỡ lạnh thận, đỡ nhão hệ tiêu hoá.
Đối với người ăn chay, bắt buộc phải dùng tamari, miso trong nấu ăn để làm ấm và dương hoá thức ăn lên. Với người ăn mặn, có thể dùng đạm động vật như nấu rau với chút thịt băm, mướp đắng nhồi thịt, cải bắp cuốn thịt, canh tôm khô, … Cách nấu và ăn này (thịt lẫn rau) lượng đạm động vật rất ít và an toàn cho cả trẻ nhỏ và người già.
Đó là về rau thịt hoa quả. Còn về ngũ cốc cũng sẽ có âm và dương. Về cơ bản, các loại hạt cũng khá cân bằng so với rau và thịt. Vấn đề của hạt đó chính là lứt (vỏ cám) và không lứt. Các hạt còn vỏ là còn cái màng để bọc năng lượng lại, giúp cho năng lượng không bị ly tâm. Hôm livetream tôi đã nói cho bạn một thí nghiệm tại làm sao hạt ý dĩ bị hôi dầu chỉ sau 1 tháng xát vỏ và làm thế nào để không bị hôi dầu. Sự khác nhau giữa hạt còn vỏ và bị mất vỏ là gì? Về cơ bản, ăn các hạt nguyên cám sẽ giúp giữ khí, giữ năng lượng tốt hơn, người thon gọn hơn. Những ai muốn giảm cân thì ăn tinh bột còn vỏ cám. Nhưng vấn để của gạo lứt hay các hạt cốc lứt đó là sẽ khó tiêu hơn. Làm thé nào để dễ tiêu lại là một vấn đề của hạt. Nhiều người ăn lứt trở nên gầy yếu xanh xao hơn chứ không khoẻ. Vấn đề nằm ở vỏ. Làm thé nào để cho cái vỏ âm hơn và dễ tiêu hơn là điều cần thiết. Với nguời khoẻ, thì cứ nấu cơm lứt kỹ, nhai thật kỹ là ok. Nhưng với người yếu và người không có thời gian nhai kỹ thì làm sao?
🌀 Có 3 cách bạn có thể lựa chọn để chế biến cốc lứt tốt cho sức khoẻ, đó là
🌸 nấu cháo lứt
🌼 nghiền làm sữa bột
🌺 xát bớt phần vỏ cám đi sao cho vừa với sức khoẻ mỗi người. Với người yếu gầy, có thể ăn gạo xát dối (50% cám) là phù hợp.
Sữa thảo mộc Ngũ Hành là sản phẩm 100% nguyên cám mà vẫn dễ tiêu. Đó là một ví dụ về cách chế biến lứt. Trong cách nấu cốc lứt này nó cũng có một số kỹ thuật, vd nên nấu hạt lứt với các hạt có tính âm vd như đậu, lạc, rong biển và mơ muối để phá bớt tính bền vững của vỏ lứt và tinh bột. Ăn sản phẩm làm từ lứt nguyên cám thì bạn sẽ không bị bụng to, mỡ bụng và đầy bụng như các loại tinh bột đã xát trắng.