BÁ VƯƠNG BÀI ĐỘC
BÁ VƯƠNG BÀI ĐỘC
(Các phương pháp bá đạo, vương đạo trong thải độc)
Bấy nay Chúa mới mở lời
Được thời Trạng đáp cho vơi tấm lòng
Trạng Down à, cái thời ông cố nội nhà ngươi - Trạng Dao - còn sống, đâu có các phương pháp thải độc nhiều như bây giờ. Hẳn thời đó người ta không bị độc? Mà sao bây giờ các phương pháp thải độc tràn ngập thị trường. Người người viết, nhà nhà áp dụng.
Hồi đó chỉ nghe nói các phương pháp hạ độc thưa Chúa. Trạng Quỳnh chết vị bị hạ độc. Còn thải độc hình như không thấy thật, không ai có nhu cầu thải. Âu cũng là thời thế ngày này không cần phải hạ độc mà cũng chết vì độc.
Vậy liệu ta có nên áp dụng một phương pháp thải độc không?
Ối trời đất! Chúa bị làm sao, có vấn đề gì mà phải lo thải độc thế. Chúa đau ở đâu, khó chịu chỗ nào?
Không, ta vẫn ỉa đái tốt. Chỉ là đú theo trend cho nó an tâm. Lỡ có độc thì sao. Thà thải nhầm còn hơn bỏ sót.
Vậy là thần biết Chúa tắc chỗ nào và cần thải chỗ nào rồi.
Không! Ta nói thật mà, long thể vẫn sinh hoạt điều độ.
Vậy thần muốn hỏi xem có phải Chúa lượn F mà biết các pp thải độc đúng không
Không! F là bọn nó lướt và khoe ta xem. Ta đọc trong sách đó. Ai cũng có nguy cơ bị ung thư mà. Áp dụng có hơn chăng. Thuốc nào đi trước là thuốc khôn.
Ấy Chúa ơi, thuốc chứ không phải tiền đâu. Đi trước mà nhầm hướng là nguy to đó. Thậm chí không quay đầu lại nổi đâu Chúa, mãi bị bỏ lại phía sau.
Lúc này Trạng mới trầm ngâm, hạ thấp mí mắt mà nhìn vào chén trà nói. Con người ngày vốn đã lệch lạc. Xưa kia vốn không có mấy phương pháp gọi là thải độc là vì họ không cần thải độc. Nói không cần thải độc không có nghĩa không thải độc. Họ có những phương pháp bổi bồ, dưỡng sinh mà độc vẫn thải nhưng cái chính là bồi bổ nâng cao sức khoẻ, thải độc là điều tất yếu. Thải độc không phải thứ cần chú trọng. Người ta nói đến thải độc như là một thứ độc thực sự, dùng độc dĩ độc chứ không phải như bây giờ coi đó là bổ là chính tông. Và khi đó người ta dùng rất chừng mực và có hiểu biết, không dành cho đại đa số, tuỳ từng trường hợp hoàn cảnh. Có những trường hợp dùng là chết. Bởi người ta ý thức được rằng thải độc thực sự cũng là độc. Tại sao lại gọi là độc. Vì nó có hại, thậm chí là rất hại nên họ phải rất dè chừng. Hại ở chỗ nó làm tôn thương khí khuyết và cả thực thể.
Câu chuyện về chữa bệnh hay bồi bổ vốn không cũ, nó đã đi vào sử sách qua tác phẩm Thượng Kinh Ký Sự của Lê Hữu Trác. Nếu ở khía cạnh y học, ý nổi bật nhất của tác phẩm là một bên là các ngự y chủ trương đánh cho cái bệnh lui còn Lê Hữu Trác cho rằng sức này của Trịnh Cán (con Trịnh Sâm) không thể chữa mà chỉ có thể bổ. Nếu đem chữa là dùng các thức công phạt phát hãn là chết. Giống như một con sông đang bị tắc do bẩn nhưng bờ đê thì đang rất yếu. Dùng pp thải độc là các pp công phạt, phát hãn, tả lị giống như xả 1 dòng chảy quét 1 phát sạch luôn, sạch cả bờ đê. Độc có sạch mà sạch luôn cả mạng. Nếu muốn một trận càn quét thì hãy làm bờ đê thêm dày ko thì cứ từ từ mà khai thông.
Vậy Chúa phải xem mình đang ở đâu.
Ta.. ta ở giữa. Trên có trời, dưới có thần dân.
Nếu ở giữa nghĩa là đang quân bình, mạnh. Sức của Chúa cũng có thể dùng được thải độc vì bờ đê dày, nước có lớn thì cũng không vấn đề gì. Nhưng cũng không cần thiết phải dùng vì dòng chảy tốt, ko xảy ra tắc nghẽn. Mỗi lần dùng là một lần hao mòn.
Vậy nếu ta không ở giữa thì sao?
Tuỳ từng trường hợp, cần phải cân đong đo đếm lợi hại. Nếu tắc quá thì phải dùng nó để khai thông. Nhưng phải luôn ý thức, dùng nó là gây tổn hại. Người càng yếu, bờ đê càng mỏng thì một tổn hại nhỏ cũng để lại hậu quả lớn. Phải xem dùng phương pháp gì, cường độ mạnh nhẹ ra sao, thời gian dài ngắn.
Ta có nghe nói đông y thì dùng đại hoàng, phan tả diệp, bên yoga thì có uống nước muối loãng hoặc muối chanh, rồi dùng caphe thụt rửa đại tràng, uống hỗn hợp chanh và dầu oliu, rồi có cả đắp cát biển ...
Trạng đáp lời: Đúng là thời kỳ nở rộ của thải độc, bách gia chư tử ai ai cũng viết, giờ cũng đã có vài tác phẩm lưu truyền hậu thế rồi. Đại hoàng nếu ra hiệu thuốc bắc mua, đôi khi người ta còn không bán, ko phải thứ thuốc độc gây chết người kiểu như thuốc ngủ nhưng nó cũng gây hại. Người ta dùng nó để chữa táo bón cấp, như thuốc xổ của đông y. Phan tả diệp cũng tương tự. Người ta dùng nó với lượng rất ít đủ để đi được vệ sinh và trong thời gian ngắn để không hại khí huyết. Ví như loại trà Trung Chiêng này, dù có ngon có xịn thần cũng không dùng nhiều, chỉ đôi ba chén, không thể ngon hay tốt mà uống nó cả ngày.
Gần đây ta lại thấy một từ xuất hiện và người ta nhắc đến khá nhiều là nhuận tràng. Nghe nó gần gần như thải độc ấy nhỉ.
Vâng đúng thưa Chúa. Giờ con người ta sợ táo bón, sợ bị độc tích tụ, sợ bị trĩ. Đi đến phòng nội soi đại tràng, bác sĩ nói đến 90% số dân bị trĩ, bản thân bác sĩ cũng bị. Người ta vội tìm đến các thuốc nhuận trường để phòng chống táo bón. Nhưng họ đã không hiểu gì về thảo dược. Các thuốc nhuận trường bản chất nó là một dạng thuốc xổ dạng nhẹ. Dùng lâu làm cho lạnh tỳ vị gây ra trào ngược, đau dạ dày, gây kích ứng đường ruột, làm cho đường ruột trương nở mất độ co dãn, dần dần dẫn đến yếu tã nát ướt lạnh. Chính nó lại là nguyên nhân gây ra bệnh đại tràng - trĩ. Người ta dùng nó để thải độc một hai lần thì được chứ không uống lâu dài. Mà ngay cả dùng nó để thải độc một lần gội là xổ ruột thì cũng tùy từng bệnh từng đối tượng bởi chỉ một lần như vậy thôi cũng khiến người ta hỏng đường ruột và không biết khi nào mới phục hồi nổi. Đặc điểm của các thuốc hay các pp xổ thải là đều gây trương nở dãn ruột làm mất đi sức sống của đường ruột, làm tổn hao khí huyết. Nếu ai bị đi ỉa chảy thì cũng thế thôi. Đều là xổ, 1 cái ngoài ý muốn, một cái trong ý muốn nhưng đều mệt như nhau.
Thế nếu không dùng đến các thứ lạnh hay có hại như đại tràng, phan tả diệp thì có sao không?
Thế Chúa định dùng thứ gì, uống nước lã chắc
Gần như vậy, uống nước muối loãng
Có vẻ như đó là thứ đỡ hại nhất, muối vào giúp đường ruột đỡ trương nở dãn hơn. Có những thứ dùng nước xối mạnh nó cũng hỏng. Đường ruột cũng là như vậy. Chúa phải ý thức được rằng, việc thải độc hay xổ hay rửa ruột như này đồng nghĩa với việc thải hay rửa luôn cả khí huyết và chắc chắn hại đến đường ruột. Người nào càng yếu thì càng hại vì ruột vốn đã yếu, và càng lâu bình phục. Có người làm 1 lần đủ suy sụp thành người ốm yếu hẳn. Người ta coi đường ruột cứ như cái mớ rẻ rách ấy mà đem giặt.
Thế phương pháp thụt đại tràng bằng nước tiểu hay caphe thì sao. Ta nghe nói nó chữa được chứng đầy bụng khó tiêu, táo bón nặng lâu ngày, thậm chí những người đau đầu mất ngủ, da xấu...
Người ta có thể vẽ ra đủ thứ tốt đẹp, thần cũng vậy, vi nếu không ai tin mà làm mà mua. Ai cũng có những lý lẽ đầy thuyết phục. Nhưng đó là lý lẽ của họ, chưa kể đó mới chỉ là "tốt đẹp thì phô ra, xấu xa chưa hé lộ". Chúa phải tự tìm lý do cho mình. Nhưng có một hệ qui chiếu để ta dựa vào để đánh giá các phương pháp đó là sức khỏe khí huyết. Không phủ nhận các pp thải độc này kia đều thải được độc, nhưng bên cạnh đó nó có tác hại gì không? Đôi khi cái mất còn kinh khủng hơn cái được. Xét về độ dài đường ruột bị rửa, cũng đồng nghĩa với độ dài khí huyết bị rửa trôi thì việc thụt chỉ mỗi phần đại tràng đỡ hại hơn, đỡ mệt người hơn so với pp uống từ cổ qua dạ dày ruột non qua đại tràng nhưng đại tràng có khỏe được hơn không thì cần phải đặt dấu hỏi lớn. Việc làm như vậy làm đại tràng sạch cũng tác động mạnh đến đại tràng, làm nó mỏng yếu đi, dãn ra, mất đi sức sống và độ đàn hồi. Sau này sẽ rất nhanh bị bẩn trở lại, thậm chí còn bẩn nhanh hơn và sâu hơn. Ngoài ra nguy cơ bị táo bón trĩ sau đó rất cao vì đại tràng vốn đã yếu nay còn yêu hơn, không đủ sức để co bóp đẩy phân ra ngoài. Các pp này được xếp vào dạng TẢ, làm sạch trong chốc lát chứ không làm khoẻ lên được, thích hợp với người vẫn còn sức, kiểu nhậu nhẹt nhiều nhưng cũng thể thao nhiều cần thải độc. Không dành cho tất cả mọi người đâu mà Chúa thử.
Vậy ta phải làm sao hả Trạng
Hồi sau sẽ rõ.