3 LOẠI: ARURA – LƯƠNG KHÔ – SỮA THẢO MỘC
3 LOẠI: ARURA – LƯƠNG KHÔ – SỮA THẢO MỘC
Mình đã làm lại sp Arura. Như vậy có 3 sp na ná giống nhau, đều kiểu dạng lương khô, ngũ cốc nhưng 3 sp này có sự khác nhau như sau.
SỮA THẢO MỘC
Đầu tiên nói về sữa thảo mộc. Nó là dạng sữa hạt, bột rất mịn có thể pha nước uống. Thành phần của nó lấy gạo làm gốc (bổ tỳ vị), chiếm khoảng 45-50%, còn lại là các dạng tinh bột khác có dược tính và chất đạm như
- củ mài (bổ tỳ vị, bổ khí),
- bạch quả (bổ khí, bổ phế),
- ý dĩ (bổ tỳ vị, bổ phế, tiêu thũng),
- hạt sen (dưỡng tâm, an thần),
- hạt dẻ (bổ tỳ thận, ích gân cốt, tạo độ ngọt),
- hạnh nhân (bổ phế)
- đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu gà, vừng vàng,
Sữa thảo mộc hợp với người nào thích uống và với trẻ nhỏ. Nhược điểm là dạng bột, phải pha, nhiều khi bất tiện, nhất là mang đi xa hay ở văn phòng. Vì phải xay mịn như sữa nên thành phần có sự hạn chế.
LƯƠNG KHÔ MÀU NÂU
Để khắc phục nhược điểm đó mình đã chế ra dạng bánh lương khô thuận tiện cho việc ăn và mang đi, lấy nền là bột koko ép thành. Hơn nữa, để thêm tính vị cho koko, ở dạng bột mịn sẽ hạn chế do không xay được. Ở dạng bột thô hơn thì có thể cho thêm các thành phần khó xay mịn như ngưu bàng, vỏ quýt (trần bì), củ sen, táo mèo (sơn tra) vì những thứ này có đường và có tinh dầu nên không xay được mịn. Ở dạng bánh ép có thể pha thêm mạch nha tạo ngọt. Mạch nha có tính bổ tỳ vị, bổ huyết, tăng thêm năng lượng. Ban đầu, mình chỉ định ép bột lương khô thành bánh cho dễ dùng bằng cách trộn bột với mạch nha làm chất kết dính.
Tuy nhiên, trong quá trình chế biến ra sản phẩm và ăn thử thì thấy hơi khó tiêu, đầy bụng do để kết dính được thì phải pha khá nhiều mạch nha. Trong đông y có một câu đúc kết là "Sơn tra, thần khúc, trần bì". Ý là 3 thứ này là hàng đầu giúp tiêu hóa, vận hóa thức ăn. Và mình đã pha thêm trần bì và cao (dịch chiết cô đặc) táo mèo, lại thêm mứt mơ để tạo thành sản phẩm cuối cùng. Như vậy, so với sữa koko thì bánh lương khô thảo dược có thêm
- ngưu bàng,
- củ sen,
- carot,
- táo mèo,
- vỏ quýt,
- mứt mơ
- mạch nha.
Để xay những nguyên liệu như vậy bằng cối đá đã khó, để trộn bột với cao đặc và mạch nha cung tốt công không kém. Các sản phẩm bánh kẹo, và bột bên ngoài, họ tạo ngọt bằng cách trộn với đường hoặc mạch nha dạng bột (công nghiệp) thì dễ hơn rất nhiều.
ARURA - BÁNH NĂNG LƯỢNG MÀU ĐEN
Arura là một sản phẩm từ thời đầu, là một dạng thức ăn, lương khô mang tính chữa bệnh. Nó được xuất phát từ một bài thuốc đông y bổ khí huyết làm từ bốn vị gồm đậu đẹn, vừng đen, gừng, ngải cứu. Tất nhiên đây chỉ là 4 vị thuốc bình thường chứ không thể xứng với các vị thuốc bắc như sâm linh bạch truật quế phụ được.
4 vị này (đỗ đen vừng đen gừng ngải) ở dạng thuốc uống vừa khó dùng, vừa khó ăn nên mình đã làm dạng lương khô, với lượng 4 vị kia chiếm 50% và thêm các loại tinh bột như
- đậu đỏ,
- đậu xanh,
- hạt sen,
- củ mài.
- táo mèo
- táo đỏ
- tam thất
- mạch nha
- vỏ quýt
- phá cố chỉ
- Tục đoạn
Lúc đầu, chưa có sản phẩm gì khác ngoài Arura nên mình vừa muốn nó là lương khô vừa muốn nó là thuốc nên cho nhiều ngải, nhiều gừng, vừa cay vừa đắng với mục đích giúp ấm chân, bổ khí huyết. Mình nghĩ giờ không nhất thiết phải cho nhiều ngải và gừng như vậy vì có nhiều sp khác đặc thù, mặc dù vậy vẫn có. Vậy tại sao có lương khô thảo mộc, sữa koko rồi mà vẫn có arura? Arura là 1 sp chung chung về các tác dụng, giá phải chăng, có nhiều đậu đen nên có xu hướng tăng cân dễ hơn 2 SP kia. Các công đoạn làm cũng đơn giản hơn nên giá thành sẽ rẻ hơn, dược tính có phần mạnh hơn do có ngải cứu, tam thất, phá cố chỉ, tục đoạn… nên có tính bổ thận cả âm lẫn dương, ấm chân, bớt đau nhức xương khớp. Mặc dù dạng lương khô nhưng cũng có dược tính bồi bổ khí huyết và hỗ trợ nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, cho lượng đường mía hà thủ ô khá nhiều nên có vị ngọt, dễ ăn, nhiều năng lượng.