HOÀNG KỲ KIẾN TRUNG THANG
- Trang chủ
- HO CẢM SỐT
- HOÀNG KỲ KIẾN TRUNG THANG
HOÀNG KỲ KIẾN TRUNG THANG
HO CẢM SỐT
TIỂU KIẾN TRUNG THANG GIA GIẢM
Từ bài thuốc TKTT gốc gia thêm các vị Hà thủ ô, ỹ dĩ, hạt sen, kê nội kim, thần khúc, hoàng kỳ, đẳng sâm, đương quy, thục ngưu bàng.
TÁC DỤNG
Ấm tỳ vị tiêu hoá, đỡ lạnh bụng, ăn uống tốt lên
Hỗ trợ chữa bệnh trẻ hay nhiễm lạnh, bệnh viêm hô hấp, ho hen, viêm mũi, chảy mũi, chân tay lạnh, kém ăn, da xanh.
LƯỢNG DÙNG
- Trẻ nhỏ ăn dặm có thể hòa ra cho vào bột hoặc cháo mỗi bữa 3-4 viên.
- Trẻ 4-5 tuổi ăn trực tiếp ngày 10-15v chia làm 2- 3 lần (mỗi lần 5-7 viên
- Trẻ 10-12 tuổi ngày 25- 30 viên chia 2- 3 lần
- Người lớn ngày 50 viên chia 2 - 3 lần
Nếu viên cứng quá ko nhai được thì mở lắp hộp hoặc để ra ngoài 1 phần cho hút ẩm cho mềm hoặc ngâm nước
THAM KHẢO BÀI GỐC
Thành phần: Quế chi 9g, sinh khương 9g, chích thảo 6g, bạch thược 18g, đại táo 4 quả, di đường 30g.
Công năng chủ trị.
- Tiểu kiến trung thang là 1 phương có tính ôn hòa tráng kiện, công năng ôn trung bổ suy, hòa lý hoãn cấp, âm dương khí huyết không đều, trung tiêu hư hàn, can khí bất hòa khiến cho trong bụng đau, đau mà thích chườm ấm, thích xoa, , sắc mặt trắng nhợt, người suy nhược lâu sinh chứng tâm quý, tim hồi hộp lo sợ, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch trầm nhược hoặc là huyền tế, dùng điều trị cho người có chứng miệng loét lâu ngày không khỏi, thần thần kinh suy nhược mãn tính.
Ứng dụng và biến hóa.
- Những bệnh có sốt nhẹ dùng thuốc thanh nhiệt không hiệu quả, dùng phương này theo phép dùng cam ôn trừ đại nhiệt rất thần kỳ.
- Chứng loét mồm lâu ngày, đau dạ dày, không ăn được, sắc mặt trắng nhợt, tâm hỏa bị sao đốt mà nôn ra nước chua thì phối hợp váo ô bối tán, nếu đau gia thêm xuyên luyện tử, đan sâm, huyền hồ.
- Các chứng viêm gan mãn tính, viêm phúc mạc và các chứng u nhọt lở loét có tính hàn chứng và biểu hiện hư hàn thì có thể gia giảm để dùng.
- Phương này gia hoàng kỳ gọi là hoàng kỳ kiến trung thang, có tác dụng kiêm bổ khí , có thể dùng cho chứng tỳ vị hư hàn đau bụng, tự hãn, cũng có thể dùng cho chứng phong hàn thấp viêm khớp tứ chi tê bì, dương suy người đau nhức.
- Nếu gia thêm đương quy gọi là đương quy kiến trung thang, có tác dụng kiêm bổ khí huyết có thể dùng trị huyết hư ư trệ đau bụng.
- Khí huyết lưỡng hư thì có thể gia, hoàng kỳ, đảng sâm, đương quy v.v
Phân tích:
- Bài tiểu kiến trung thang là bài quế chi thang gia giảm thêm di đường . Di đường tính tân cam hợp hóa nhờ có tính cam ôn, nhuận kết nên ngoài tác dụng bổ tỳ nó còn tư nhuận tỳ âm làm chủ dược. Bởi tính chất của bài là cam ôn làm chủ, thêm quế chi vị tân ôn để trợ khí trung dương nhưng không tổn thương đến âm. Để âm dương kiêm bổ cần gia thêm bạch thược chua đắng tính hàn, như vậy chua hàn kết hợp với ngọt sẽ gia tăng tác dụng hóa âm tư âm của phương thuốc, rồi lại kết hợp với tính cay ấm của quế chi 1 lương 1 ôn để điều hòa âm dương. Chích thảo ngọt ấm có tác dụng ích khí hỗ trợ tăng tác dụng của di đường, quế chi ích khí ôn trung hợp với bạch thược toan cam hóa âm lại có thể ích can dưỡng tỳ, quế chi kết hợp với chích thảo, tân cam tất hóa dương giúp cho di đường bổ trung suy, làm tá dược.
- Lại xét thấy Vị là cội nguồn của vệ , tỳ là gốc của dinh, vệ thuộc dương dinh thuộc âm, vệ bất túc muốn bổ phải dựa vào tân, dinh bất túc muốn bổ phải dựa vào cam. Sinh khương tân ôn dùng để ôn trung, đại táo cam ôn dùng để bổ tỳ, 2 vị kết hợp làm tăng cường giúp khí trung tiêu thăng đề tân dịch phân tán hanh thông qua sự phối hợp cay ngọt mà vừa giúp kiện tỳ vị, dinh vệ lại được thông suốt.
- Sự phối hợp các vị thuốc này trong bài cho ta thấy tác dụng giúp ôn dưỡng trung khí bình bổ âm dương, điều hòa dinh vệ. Phương dựa theo nguyên lý cam tân kết hợp sinh dương, toan có cam thì thì sinh âm, âm dương tương sinh tất trung khí vững vàng, theo nguyên tắc muốn cứu âm dương thì trung khí phải mạnh, muốn cứu trung khí thì phải kiện trung tiêu.
- Trung khí trong con người ta là đại diện cho sự sống cho tinh hậu thiên, cho sự thu nạp chuyển hóa và sinh trưởng, vị khí cũng là 1 phần của trung khí. Cổ thư có dạy “ xem người bệnh vị khí còn thì sống mà vị khí mất là chết” cho ta thấy tầm quan trọng của trung khí như thế nào rồi.
- Đặc điểm của phương thuốc là lấy cam ôn làm chủ dược, phối hợp thêm tân toan, để đạt được mục đích tân cam thì sinh dương, toan cam thì hóa âm, làm cho âm dương cân bằng hòa hợp đầy đủ tất trung khí sẽ mạnh mẽ đầy đủ.
Ghi chú: “ô bối tán Tp có hải phiêu tiêu, bối mẫu, dầu trần bì. Tác dụng trị can vị bất hòa, chỉ thống, thu liễm, chỉ huyết. Dùng điều trị cho vị toan vị thống, viêm manh tràng”.