BỔ TỲ TRẺ EM
BỔ TỲ TRẺ EM
TPCN
BỔ TỲ TRẺ EM - CẢI THIỆN TIÊU HOÁ Ở TRẺ
Ngày nay, con người ta bệnh không phải do thiếu mà do thừa. Thừa cũng có thể gây bệnh. Sai lầm lớn nhất và dễ mắc phải nhất của các bà mẹ đó chính là tẩm bổ, tẩm bổ vô tội vạ. Người ta những tưởng cứ ăn nhiều là khỏe, là tốt. Nhưng không phải, ăn nhiều cũng có thể càng gầy yếu và bệnh tật. Ăn nhiều, ăn những thứ bổ là một sự bức hại đối với hệ tiêu hóa nhất là trẻ nhỏ.
Nhưng cũng thật là khó với các bà mẹ, thế tiến thoái lưỡng nan. Bởi ngày nay có rất nhiều trẻ sinh ra ở thể trạng gầy yếu xanh sao. Bố mẹ nào cũng muốn con khỏe mạnh cả. Để con khỏe thì không phải chỉ ăn uống tẩm bổ ở thời điêm hiện tại. Sức khỏe của con bắt đầu từ khi trước mang thai, trong mang thai cho đến lúc sau sinh.
Nếu sức khỏe của bà mẹ yếu, sinh khí yếu, tiên thiên của đứa trẻ sẽ kém, tinh tủy sẽ kém. Sinh ra khó mà cải thiện được nữa. Sau đó mới đến vấn đề ăn uống tiêu hóa sau này, là vấn đề hậu thiên. Những gì chúng ta làm (sau sinh) chỉ là cải thiện ở vấn đề hậu thiên, chủ yếu qua ăn uống.
Cải thiện sức khỏe của trẻ nhỏ chủ yếu chỉ có thể làm ở 2 vấn đề chính
🌸 Cải thiện tiêu hóa của trẻ
🌼 Phòng chữa cảm phong hàn.
Làm tốt 2 vấn đề đó thì sức khỏe trẻ sẽ khá lên. Tiêu hoá của trẻ mà khỏe thì trẻ ắt sẽ khỏe. Mà tiêu hoá của trẻ k phải dựa vào tẩm bổ bằng cao bàn long, nhân sâm, yến hay đông trùng hạ thảo hay sơn hào hải vị. Nó lại bắt nguồn từ những thứ đơn giản. Nghiêm cấm dùng các loại cao đông vật như cao bàn long cho trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ ăn nhiều có thể gây ra các chứng dương kết, nóng trong, mụn nhọt, viêm da, táo bón, còi cọc. Trẻ cũng ko được dùng nhân sâm để tẩm bổ vì có thể gây rối loạn & tăng động. Trẻ cũng không nên dùng yến vì lạnh và nê trệ. Không dùng các đồ thực dưỡng mang tính dương như gạo lứt, các loại bột gạo rang, trà gạo rang, chè bancha, hạn chế dùng mơ muối, tamari.
Ăn uống của trẻ nên thiên về thanh đạm. Thanh đạm không có nghĩa là kiêng khem mà là dễ tiêu. Vẫn dùng thịt trứng cá nhưng chế biến sao cho dễ tiêu, lượng phù hợp. Không nên cho ăn quá nhiều thịt trứng cá, cũng không nên ăn quá nhiều loại đạm trong một bữa. Nhiều ông bà quấy bột cho cháu mà vừa tôm vừa thịt vừa trứng vì muốn cho thật nhiều chất, tiêu hoá của trẻ ko gánh nổi gây ra rối loạn tiêu hoá. Trẻ nhỏ nên lấy ngũ cốc, rau củ làm chính. Đạm, sữa, hoa quả nên ít. Có thể nấu các món súp lẫn rau củ và đạm động vật.
Có thể dùng thêm bột bổ tỳ. Đây là bài đơn giản mọi người có thể tự làm, đơn giản nhưng có hiệu quả. Bột gồm các loại hạt sen, ý dĩ, củ mài, củ sen, đậu ván trắng. Các loại rang chín vàng nghiền bột. Nhà ai lấy được màng mề gà thì có thể phơi khô (không rang chín) xay lẫn. Khi uống pha với siro táo mèo ngâm đường phèn.
Còn bài bổ tỳ trẻ em gồm các vị sau phức tạp hơn
Thành phần:
- Hà thủ ô
- Củ mài
- Ý dĩ
- Hạt sen
- Tinh bột củ sen
- Đậu ván
- Đẳng sâm
- Phục linh
- Bạch truật
- Đương quy
- Sơn tra
- Thần khúc
- Táo mèo
- Mạch nha
- Hoàng liên
- Cam thảo
- Can khương
- Trần bì
- Kê nội kim
LƯỢNG DÙNG
- Trẻ nhỏ ăn dặm có thể hòa ra cho vào bột hoặc cháo mỗi ngày 20v chia 2-3 lần
- Trẻ 4-5 tuổi ăn trực tiếp ngày 30-40 viên chia làm 2- 3 lần
- Trẻ 10-12 tuổi ngày 40-50 viên chia 2- 3 lần
- Người lớn ngày 60 -80viên chia 2 - 3 lần
Dạng viên tròn vị đắng ngọt, hơi cứng, nhai rồi uống nước. Nếu cứng quá có thể mở nắp cho hút ẩm cho mềm hoặc ngâm qua nước để một lúc.