BÁNH LƯỠNG THIÊN PHỤC DƯỢC
BÁNH LƯỠNG THIÊN PHỤC DƯỢC
TPCN
LƯỠNG THIÊN PHỤC DƯỢC - BỔ CAN TỲ THẬN
Sản phẩm Hắc Tam Bảo và Sữa Thảo Mộc Ngũ Hành mọi người dùng phản hồi rất tốt về mùi vị và tác dụng. Hai sản phầm tốt cho vấn đề tiêu hóa, đại tràng, có thể dùng như thức ăn thông thường, cung cấp dinh dưỡng khá đầy đủ và tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên nói về dược tính thì không phải mạnh. Dược tính mà mạnh thì lại khó ăn. Thực tế có nhiều người muốn 1 loại gì đó cho người tiểu đường, người suy nhược, trẻ con gầy yếu tay chân lạnh. Để làm được điều đó thì phải thêm các vị thuốc dược tính tốt hơn, công năng mạnh hơn để có khả năng phục hồi sức khỏe, chữa bệnh. Dựa trên bài Hắc Tam Bảo, tôi phát triển thêm bằng cách tăng lượng Hà Thủ Ô lên và thêm vài vị mang tính thuốc nữa và thấy kết quả về mùi vị và dược tính đều ok.
Sản phẩm này bồi bổ vào can thận, tỳ vị, vừa bổ hậu thiên (tỳ vị) lại phục hồi cả tiên thiên (can thận). Vì thế, nó có thể hỗ trợ khá nhiều chứng bệnh.
THÀNH PHẦN:
- Hà thủ ô cửu chế
- Vừng đen cửu chế
- Đỗ đen cửu chế
- Gạo tẻ đen
- Củ mài
- Bạch biển đậu
- Hạt sen
- Khiếm thực
- Bổ cốt chỉ
- Hạt óc chó
- Sử quân tử
- Mạch nha
TÁC DỤNG: bồi bổ can tỳ thận, làm mạnh can tỳ thận. bổ tinh tủy khí huyết.
ỨNG DỤNG: Hỗ trợ chữa các chứng tỳ vị yếu, đại tràng yếu, rối loạn chuyển hóa (mỡ máu, gout, tiểu đường, sỏi gan mật, u tuyến giáp…), can thận yếu, khí huyết suy nhược, tinh tủy kém.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: Người tỳ vị hư hàn, tỳ thận dương kém, chân tay lạnh, đại tiện lỏng nát, hay bị nóng nhiệt mụn nhọt viêm da mẩn ngứa. Người lớn có các vấn đề về chuyển hóa như bệnh mỡ máu, gout, tiểu đường, sỏi gan mật. Người bị táo bón, đại tràng kích thích, trĩ, da dẻ khô xanh. Thanh niên đau lưng mỏi gối, di mộng tinh. Phụ nữ tóc bạc, tóc rụng, da dẻ không đẹp, hậu sản sau sinh.
LƯỢNG DÙNG: Ngày ăn 1-2 thanh
Vị ngọt bánh mềm dễ ăn
---------------------------------------------
TÍNH VỊ CÁC THÀNH PHẦN
Theo Tâm Đắc Dụng Dược – Đại sư đông y Thi Kim Mặc thì các vị thuốc trên có tác dụng và có thể phối hợp như sau:
HÀ THỦ Ô vốn từ xưa nổi tiếng là bổ cả can thận, có thể làm đen râu tóc. Nó còn có một tác dụng cực kỳ tốt mà sách vở không ghi nhưng kinh nghiệm tôi đã thấy là rất tốt cho đại tràng, giúp phục hồi hệ đại tràng đã tã nát ướt, giống như làm cái săm xe đã nát nhão giờ săn chắc lại.
Hà thủ ô còn gọi là Thủ ô. Vị khổ, sáp (đắng, chát), tính hơi ấm. Khi chế chín thì vị nó kèm cam (ngọt). Nhập kinh Can, Thận. Loại cây này rễ ăn sâu trong đất, các dây leo mọc lan ra, đầu dây nhiều mà dài, đến tối lại quấn vào nhau, chứa khí chí âm, cho nên nó truyền nhập vào kinh Thận để bổ dưỡng chân âm, ích tinh chấn tùy. Hà thủ ô không hàn không táo, có tác dụng dưỡng huyết ích Can, cố tinh ích Thận, kiện cân cốt, làm đen tóc, là thứ thuốc giỏi về tư bổ; dùng cho chữa Can Thận lưỡng hư, tinh huyết bất túc mà dẫn tới các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, tai ù khó nghe, mất ngủ hay quên, đầu tóc bạc sớm, lưng gối đau mỏi, mộng tinh, hoạt tỉnh, cũng chữa phụ nữ sau sinh bị đới hạ. Ngoài ra, cũng có thể dùng chữa sốt rét tái phát không khỏi, khí huyết lưỡng hư. Nghiên cứu dược lý hiện đại thấy rằng, vị thuốc này còn có thể dùng chữa các bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu. Hà thủ ô khi dùng sống, thiên về tác dụng giải độc, thông tiện, dùng để chữa bệnh tràng nhạc, lở loét, ngứa ngáy da, cho tới người thể chất suy nhược, người già đại tiện táo.
VỪNG ĐEN hay còn gọi là hắc chi ma, có vị cam tính ôn đi vào kinh phế can tỳ thận; chuyên tư thận âm, dưỡng can huyết, bổ tỳ khí, ích phế khí, nhuận trường táo, thông tiện; dùng trong điều trị suy nhược cơ thể sau mắc bệnh, can thận âm suy, chóng mặt hoa mắt, ù tai, tóc bạc sớm, rụng tóc sau mắc bệnh, mệt mỏi vô lực, huyết hư tê bì, âm hư đau sườn, trường táo tiện bí kết, khí hư tiện bí; ngoài ra cũng dùng trong điều trị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, chứng thuộc can thận âm hư
CÔNG DỤNG KẾT HỢP: Vừng đen tính nhu nhuận kết hợp với Hà thủ ô tính khô sáp làm giảm tính khô của Hà thủ ô, cả 2 đều có tính bồi bổ can thận, bổ tinh huyết chuyên dùng để trị râu tóc bạc, thiếu máu da xanh, di mộng tinh, đau lưng mỏi gối.
---------------------------------------------
PHÁ CỐ CHỈ hay bổ cốt chỉ vị cay đắng tính đại ôn, vào kinh thận tỳ. Loại thuốc này khí ôn vị đắng, vừa có thể làm ấm đan điền, làm mạnh nguyên dương, ôn thận trục hàn, liễm khí, chỉ thoát, dùng để trị chứng thận dương bất túc, mệnh môn hỏa suy, với các triệu chứng thắt lưng đầu gối lạnh đau, tiểu nhiểu lần, đái dầm, liệt dương, di tinh; vừa có thể ôn tỳ chỉ tả, dùng để trị chứng tỳ thận dương hư, với các triệu chứng, ỉa chảy kéo dài, phân lỏng, ngũ canh tả (đau bụng lúc dạng sáng kèm theo sôi ruột, ỉa chảy xong thì đỡ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế, thường gặp trong lao ruột, viêm đại tràng mạn), còn có thể nạp khí quy nguyên, chỉ khái bình suyễn, dùng để trị chứng ho suyễn do thận khí bất túc; Ngoài ra có thể bổ tướng hỏa để giao thông với quân hỏa, làm thông thoáng động mạch vành, dùng để điều trị bệnh động mạch vành, có kèm các triệu chứng của dương hư gây ra như tiểu đêm nhiều, chân tay lạnh cóng.
HỒ ĐÀO NHÂN (quả óc chó) còn gọi là Hồ đào nhục, Hạch đào nhẫn. Vị ngọt, tính ôn. Vào kinh Phế, Thận, Đại trường. Hồ đào vị ngọt khí nóng (nhiệt), vỏ chát, thịt nhuận, dịch màu đen. Vừa có thể ôn bổ mệnh môn, sáp tinh cố khí, dùng để điều trị chứng Thận hư dương suy với các triệu chứng thắt lưng đau mỏi ê ẩm, hai chân yếu sức, tiểu nhiều lần; lại có thể bổ khí dưỡng huyết, liễm khí định suyễn, dùng để trị chứng họ suyễn (tương tự tính suyễn tức khó thở trong viêm khí quản mạn tính) do Phế Thận bất túc; còn có thể ôn Phế nhuận trường, dùng để trị chứng trường táo đại tiện bí do huyết hư, tân dịch giảm sút, cũng có thể trị chúng khí hư đại tiện bí ở người già (đại tiện bí thành thói quen ).
CÔNG DỤNG: Phế chủ khí, Thận là gốc của khí. Phế chủ hô khí (hô là thở ra), Thận chủ nạp khí (nạp là đưa vào, kéo xuống). Hô, nạp tương hợp, chức năng hô hấp chů hoạt động bình thường thì thân thể an khang khỏe mạnh. Hồ đào nhục bổ Thận trợ dương, liễm Phế định suyễn, nhuận trưởng thông tiện; Bổ cốt chỉ bổ Thận trợ dương. Nạp khí quy nguyên, ôn Thận chi ta. Hai vị cùng dùng, một Phế một Thận, kim và thủy tư dưỡng cho nhau, liễm Phế nạp khí, tạo nên cặp thuốc có tác dụng chỉ khái bình suyễn thần diệu.
CHỦ TRỊ TÂM ĐẮC: Các chứng ho suyễn do Thận hư. Thận khí bất túc với các triệu chứng thắt lưng ê mỏi, đau thắt lưng, liệt dương, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, di niệu. Các triệu chứng thần kinh suy nhược, choáng váng, mất ngủ, suy giảm trí nhớ.
KINH NGHIỆM: Phối hợp Bổ cốt chỉ, Hồ đào nhục có xuất xứ từ bài thuốc Thanh nga hoàn trong <Thái Bình huệ dân hòa tễ cục phương> Trị chứng Thận hư, thắt lưng đau như muốn gãy, cúi ngửa hạn chế, xoay trở khó khăn. Vương Thái Lâm đời Thanh viết trong sách <Vương Húc Cao y thư lục chủng> rằng Thanh nga hoàn trị đau thắt lưng thuộc chứng hư, <Tố Vấn-Mạch yếu tinh vi luận> viết: “thắt lưng là phủ của Thận, xoay chuyển khó khăn, thì Thận sắp bại vậy”, thành phần gồm: Phá cố chỉ 10 lượng (chung rượu), Hồ đào 20 lượng (bỏ vỏ nghiền nhỏ), tỏi 4 lượng, gừng 4 lượng, Đỗ trọng 1 cân.
Bài Trịnh tướng quốc phương (bổ Phế Thận) trị hư hàn họ suyễn, nguyên nhân là Phế Thận hư hàn mà sinh họ sinh suyễn, là bài Thanh nga hoàn bỏ 3 vị tỏi, gừng, Đỗ trọng, thêm mật ong. Phá cố chỉ cùng sử dụng với Hồ đào, là có diệu ý thủy hỏa tương sinh. Khí được đầy đủ thì Phế không bị hư hàn, huyết đầy đủ thì Thận không bị khô táo, uống kéo dài thì lợi ích càng lớn, không chỉ ở trên trị chứng ho suyễn, mà ở dưới cũng giúp làm mạnh thắt lưng chân.
Xưa nói rằng: “Hoàng bá không có tri mẫu, Phá cố không có Hồ đào, giống như thủy mẫu mà không có tôm vậy” (thủy mẫu là hải xả (rắn biển)). Hoàng Cung Tú đời nhà Thanh trong <Bản thảo cầu chân> cũng nói: “Hồ đào...các sách đều ghi có thể thông mệnh hỏa, trợ tướng hỏa, lợi Tam tiêu, ôn Phế nhuận trường, bổ khí dưỡng huyết, liễm khí định suyễn, sáp tinh cố Thận, cùng với Bổ cốt chỉ một thủy một hỏa, đại bổ hạ tiêu, với diệu ý đồng khí tương sinh.” Căn cứ vào những hiểu biết trên lâm sàng, trong bệnh hen suyễn, hen tim, hễ có biểu hiện hơi thở ngắn, Thận không nạp khí thì đều nên dùng. Đặc biệt là những bệnh mạn tính kéo dài, càng cần phải uống lâu dài, chắc chắn có lợi
---------------------------------------------
SƠN DƯỢC (củ mài) vị ngọt tính bình, vào kinh tỳ vị phế thận. Vị thuốc này chất nhuận dịch đặc, không nhiệt cũng không táo, bổ mà không nê trệ, tác dụng hòa hoãn, là một loại thuốc chủ yếu có tác dụng bình bổ tỳ vị (bổ mà không nê trệ). Nó vừa có thể bổ tỳ vị, trợ tiêu hóa, bổ hư lao ích khí lực, làm mạnh chắc cơ nhục, nhuận trạch bì phu, dùng để trị các triệu chứng của tỳ vị hư nhược, ăn uống kém, người mệt mỏi uể oải, tỳ hư tiết tả (đau bụng đi lỏng dạng sáng), lại trị các triệu chứng do trẻ con dinh dưỡng không tốt , cũng chữa người tỳ hư đới hạ; lại còn có thể bổ tỳ vị mà ích phế khí, dùng trị chứng họ mạn tính do phế tỳ lưỡng hư, với biểu hiện đàm nhiều trong loãng, ăn uống giảm sút, người gầy mệt mỏi vô lực. Ngoài ra còn có thể ích thận cường âm, bổ thận cố tinh, dùng trị chứng thận khí bất túc, với các triệu chứng di tinh, di niệu, tiểu nhiều lần.
BIỂN ĐẬU còn gọi là Bạch biển đậu, vị cam, tính ôn; đi vào kinh Tỳ, Vị. Vị thuốc này cam ôn hòa hoãn, có tác dụng bổ Tỳ hòa Vị mà không nê trệ, thanh thử hóa thấp mà không táo liệt, là vị thuốc hòa trung kiện Tỳ, thanh thử hóa thấp, lợi niệu chỉ tả, dùng trong điều trị chứng Tỳ Vị hư nhược, ăn kém, đại tiện lỏng nát, phụ nữ đới hạ, và chứng thử thấp gây ra thử nhiệt đau đầu, chét lạnh phiền táo, miệng khát muốn uống, ngực bụng đau, nôn, đi ngoài (tương đương chứng cảm mạo mùa hè với triệu chứng rối loạn đường ruột điển hình, viêm ruột cấp tính, rối loạn tiêu hóa).
[Công dụng phối hợp Sơn dược cam bình, có tác dụng kiện Tỳ chỉ tả, dưỡng Phế ích âm, ích Thận cố tinh, dưỡng âm sinh tân; Biển đậu cam ôn, có tác dụng thanh thủ hóa thấp, bổ Tỳ chỉ tả, giải độc hòa trung. Sơn được thiên về bổ tỳ ích âm, Biển đậu có sở trường hòa trung hóa thấp. Phối hợp hai vị thuốc với nhau giúp tăng cường tác dụng kiện Tỳ hóa thấp, hòa trung chỉ tả.
CHỦ TRỊ: Tỳ Vị hư nhược, chán ăn, mệt mỏi vô lực, tiết tả mạn tính. Phụ nữ đới hạ.
Biển đậu, sử quân tử là các vị thuốc bổ tỳ vị, trừ thấp trọc nhiệt độc, hòa trung, hạ khí.
---------------------------------------------
KHIẾM THỰC vị cam, sáp, tính bình; đi vào kinh Tỳ, Thận. Vị thuốc này dùng vị cam để bổ Tỳ, dùng vị sáp để thu liễm, cho nên là một vị thuốc cường tráng cơ thể có tính thu liễm. Nó có thể kiện Tỳ trừ thấp, thu liễm chỉ tả, dùng trong điều trị chứng Tỳ hư bất vận gây ra đi ngoài lâu ngày không cấm, và chứng Tỳ hư đi ngoài ở trẻ con; lại có thể cố Thận sáp tinh, dùng trong điều trị chứng Thận khí bất túc, tinh quan bất cố dẫn đến di tinh, tảo tiết, và chứng Thận hư dẫn đến tiểu đêm nhiều, tiểu tiện nhiều lần; còn có thể thu liễm cố sáp, trừ thấp chỉ đới, dùng trong điều trị chứng đới hạ do thấp nhiệt, Tỳ hư.
LIÊN TỬ (hạt sen), tên gọi xưa là Ngẫu thực; vị cảm, sáp, tính bình; đi vào kinh Tỳ, Thận, Tâm. Vị thuốc này bẩm khí thơm tho, có vị như những thứ lương thực ngũ cốc, là vị thuốc trọng yếu để bổ Tỳ. Nó có thể bổ Tỳ sáp trưởng chỉ tả, dùng trong điều trị Tỳ hư tiết tả, chán ăn...; lại có thể giao thông thủy hỏa mà câu thông Tâm Thận để dưỡng Tâm an thần, ích Thận cố tỉnh, dùng trong điều trị chứng Tâm Thận bất giao, Tâm quý (hồi hộp, hay giật mình, đoản hơi, thiểu khí, vô lực), Tâm phiền, váng đầu, mất ngủ, và chứng Thận hư hạ nguyên bất cố dẫn đến di tinh, tiểu nhiều, băng lậu, đới hạ
CÔNG DỤNG PHỐI HỢP: Khiếm thực cam bình, có tác dụng kiện Tỳ chỉ tả, cố Thận ích tinh, trừ thấp chỉ đới; Liên tử eam sáp, có tác dụng kiện Tỳ chỉ tả, ích Thận cố tinh, dưỡng Tâm an thần. Phối hợp hai vị thuốc với nhau, thúc đẩy tác dụng lẫn nhau, nhờ đó tăng cường được tác dụng kiện Tỳ chỉ tả, bổ Thận cố tinh, sáp tinh chỉ đới.
CHỦ TRỊ
Tỳ hư tiết tả, lâu ngày không khỏi.
Tỳ hư thấp thịnh, bạch đới liên miên.
Thận hư tỉnh quan bất cố, mộng tinh, hoạt tinh.
Thận hư tiểu tiện nhiều lần, tiểu tiện không thông.