HIẾM MUỘN - ĐỘNG THAI – SẢY THAI – ĐẺ NON (Phần 3) ĐỘNG THAI – SẢY THAI
ĐỘNG THAI – SẢY THAI – ĐẺ NON (Phần 3)
ĐỘNG THAI – SẢY THAI
Động thai & sảy thai thường xảy ra ở trước tháng thứ 3 và nhất là những ngày mới đậu thai. Khoảng thời gian đó do thai bám chưa chắc chắn vào thành tử cung. Còn sau sáng thứ 4 thì ít xảy ra. Nếu có sảy ra hiện tượng gì đó thì do sức khỏe bà mẹ kém quá mức bình thường. Khả năng thai giữ được hay không chủ yếu phụ thuộc vào bề mặt tử cung hay thành tử cung. Nếu một thành tử cung “âm” – mỏng yếu, ướt lạnh, không có sức sốc, không có độ dày dặn săn chắc thì thai rất khó bám. Và chuyện bong rơi ra là bình thường. Thực chất của quá trình ra máu là quá trình thành tử cung hay bề mặt tử cung bị tổn thương. Cũng giống như khi trứng rụng thì bề mặt tử cung bong ra các lớp niêm mạc và ra kinh. Khi đậu thai, thì bề mặt tử cung không thể bong ra như thế được. Bong ra như vậy thì trôi sạch. Thế nên, khi có thai thì sẽ tắt kinh – niêm mạc không bong ra nữa, bề mặt tử cung không thay đổi. Động thai là có tổn thương chút ít, ra ít. Còn sảy thai thì ra nhiều và trôi luôn. Như vậy sức khỏe của thai phụ thuộc chủ yếu vào sức khỏe của tử cung.
Bên đông y cho rằng do thai nhiệt mà bị động nên thường dùng các thức an thai có tính mát như củ gai, ích mẫu để an. Với bên dưỡng sinh thì có một quan điểm rất khác và cách chữa khác. Ở đây chúng ta đang dùng khái niệm âm dương của phái thực dưỡng. Sảy thai, động thai, đẻ non hay cả vấn đề khó thụ thai đều do tử cung âm lạnh. Âm là thế nào. Để tôi lấy một ví dụ trực quan cho các bạn thấy. Đó là ngực phụ nữ.
ÂM & DƯƠNG
Ngực dương là ngực hình bát úp, có đầu ngóc lên, hướng vươn lên trên, săn chắc, không nhão, không chảy sệ. Ngực âm là ngực nhão, chảy, hình giọt nước và có hướng chúc xuống, kiểu quả mướp. Các bạn có thể cảm nhận được âm và dương khác nhau chứ. Dương có tính săn chắc chắc khỏe mạnh, dày dặn, có độ co dãn. Âm thì nhão nát, mỏng, có tính dãn nở, trương nở, và mất cả độ co dãn. Dương có tính âm nóng khô ráo, âm có tính lạnh ướt. Một tử cung âm thì khó có thể mà giữ thai, rất dễ sảy ra bong tróc bề mặt.
ĐẺ NON
Khi thai đã lớn, bám chắc được vào thành tử cung rồi nhưng do tử cung vốn yếu nên nó không thể giữ được thai ngoài sức chịu đựng của nó. Nên nó phải tống thai ra khi không thể. Đó là hiện tượng đẻ non. Cũng là do tử cung âm, không đủ độ săn chắc để giữ thai, nuôi thai.
Với người có thai dương hay tử cung dương, khỏe, bụng thường nhỏ, phần dưới săn chắc, họ vẫn hoạt động quần quật. Họ vẫn có thể đạp xe, thồ hàng 40-50kg hàng bằng xe đạp, và ngày hôm sau sinh bình thường mà không cần nằm nhà nghỉ ngơi như thời bây giờ. Những người tử cung âm, thì dù có nằm nhà cũng có thể tự sảy thai do bên trong bề mặt tự bong ra chứ ko cần một lực nào tác động mạnh. Đôi khi chỉ cần dẫm chận mạnh cái có khi cũng đã sảy.
Đó là nói về khía cạnh của bề mặt hay sức khỏe của tử cung nói riêng, thì có thể sảy ra sự cố như vậy.
Còn nói về sức khỏe nói chung của cả cơ thể thì nếu cơ thể không đủ sức để nuôi thai thì nó phải thải ra thôi. Khi các bà mẹ quá yếu, sức mình còn chả đủ nuôi mình thì sao mà nuôi thêm một người nữa. Việc để tạo ra và nuôi một đứa bé cần rất nhiều sức lực hay tiêu tốn rất nhiều khí huyết. Đây là một phản ứng rất tự nhiên để bảo vệ chính thân chủ. Các bạn có biết, khi cơ thể ốm yếu quá mức, nó sẽ cắt dần những thứ không quan trọng để dành sức lực dinh dưỡng khí huyết cho những thứ quan trọng hơn không? Thế nên, khi khí huyết suy, thì tóc rụng, lông rụng. Có những trường hợp, ốm đến mức răng bắt đầu lung lay và có thể rời ra. Khi khỏe lên thì nó lại chắc lại. Một cơ thể yếu thì làm sao giữ nổi thai dù tử cung có khỏe. Nhưng cũng chả bao giở xảy ra trường hợp một người yếu mà có tử cung khỏe cả.
VẤN ĐỀ CHUNG
Chung quy của cả vấn đề riêng là tử cung hay vấn đề chung là cơ thể thì đều do thiếu lực dương, sức dương hay là khí huyết thiếu. Hầu hết những trường hợp khó thụ thai, khó đậu thai, khó giữ thai hay đẻ non đều có sức khỏe kém hay không có dương lực. Cơ thể mệt mỏi, ăn không được, ngủ không được, thở không cũng mệt, đi lại lạch bạch được vài bước chân là thở không ra hơi. Vậy thì các bạn định nuôi thai kiểu gì, bằng cách nào?
Quan điểm cá nhân mình thì không xét thai ở nhiệt hay hàn, mà xét ở khía cạnh âm hay dương, nghĩa là săn chắc hay tã ướt. Một cái tử cung âm thì dù hàn hay nhiệt nó vẫn khó mà giữ được thai. Nguy hơn là tử cung đã trương nở ướt lạnh yếu mỏng mà lại đi ăn thứ mát nữa vào thì nguy. Quan điểm của mình vẫn là cung cấp sinh khí trực tiếp vào khu vực đó để làm nó khỏe lên.
Giống như việc sốt, đôi khi bên đông y sẽ dùng thứ mát để hãm cái nóng lại. Còn mình nhìn nhận nó đang thiếu dương (đông y cthe gọi là chính khí). Đủ dương (chính khí) thì cơ thể hết tắc, hết tắc thì hết sốt. Đôi khi việc dùng cái mát để khử hay đối trị lại cái nóng là con dao hai lưỡi.
DƯỠNG THAI
Thời điểm dưỡng thai quan trọng nhất lại không phải lúc đang mang thai mà là trước mang thai. Để dưỡng thai, thực chất là dưỡng con thì chính là bổ mẹ. Thời điểm bổ mẹ hay dưỡng mẹ quan trọng, hiệu quả và dễ dàng nhất là trước khi thụ thai. Bởi thu thai rồi ăn gì cũng khó và cũng rất khó ăn. Cần phải chuẩn bị một sức khỏe rất tốt trước khi mang bầu. Với người khỏe thì cũng cần ít nhất 6- 8 tháng thuốc thang, tập luyện. Với người yếu, thì cần đến 2-3 năm. Tiếc là bây giờ mọi người còn chả biết thế nào là yếu với khỏe. Một trong các dấu hiệu để biết phụ nữ yếu hay khỏe là dựa vào kinh nguyệt như đã nói ở bài trước. Ngoài ra, cần xem đại tiện như nào, có hay bị nhiễm phong hàn cảm lạnh hay không, chân tay bị lạnh không, có hay bị hoa mắt chóng mặt không, tim có hay mệt nhói không, leo vài bậc cầu thang có thở dốc không…?
Một số người tệ đến nỗi, họ đã sinh 2 đứa rồi, sức khỏe gần như cạn kiệt mà vẫn tiếp tục sinh đứa thứ ba. Dường như họ không biết họ đang làm gì thì phải. Thời bây giờ chứ có phải thời ngày xưa đâu mà làm vậy.
Trước khi mang thai các bạn có thể ăn tất cả các cái gì các bạn thích, một số thứ quá độc thì hạn chế thôi. Ăn sao mà có thể tiêu hóa được hết. Tập luyện là thứ vô cùng quan trọng và không thể thay thế bằng ăn uống và thuốc thang. Tập luyện còn giúp cho những thứ bạn ăn vào chuyển hóa được mà không gây độc. Các bạn cũng nên uống trà ngải cứu ủ lâu năm hoặc cao ngải cứu để dưỡng tử cung và bồi bổ khí huyết.
Thời điểm này là thời điểm quan trọng. Nó quyết định sức khỏe của cả cuộc đời con bạn.
Khi mang thai người ta phải kiêng ăn các thức ăn có tính âm hay còn gọi là tính ly tâm, trương nở. Tính âm thì lại có tính âm nóng và âm lạnh
Người mang thai không ăn các thức ăn lạnh, có tính ly tâm trương nở xuống phía dưới như ốc ếch, mồng tơi, xoài, măng, cà, nấm trắng, đu đủ, xoài, mít, cũng không nên uống sữa đậu nành hay ăn quá nhiều đậu phụ, không nên ăn rau muống luộc. Tất nhiên điều này cũng là tương đối thôi còn tùy cách chế biến. VD rau muống có thể xào với thịt bò vẫn ăn được. Rau ngót tuy lạnh nhưng nếu nấu với thịt nạc băm vẫn ok.
Người mang thai không ăn các thức ăn có tính cay nóng là thức có tính ly tâm trương nở nhưng bốc lên trên như ớt, gừng, tỏi, rượu. Nói vậy thì cũng tương đối thôi vì những gia vị đó vẫn rất cần trong chế biến thức ăn, không thể không có trong chế biến thức ăn. Ớt thì làm nước chấm, gừng thì nấu canh, tỏi xào rau không thể không cho. Hơn nữa, khi kết hợp vậy thì nó đã cân bằng.
Người mang thai không dùng các thức thải độc mạnh hay các thức có tính xổ vì có thể thải cả thai ra ngoài.
Người mang thai nên ăn các thức có tính dương (thức chắc đặc có tính co rút hướng tâm…), ấm nóng, nhiều sinh khí. Nên ăn thiên về các loại hạt cốc vì nó có tính dương và cân bằng. Nhưng các bạn cũng đừng nhầm lẫn các hạt cốc là đánh đồng tất cả các loại hạt có dầu như óc chó, hạnh nhân, măc ca. Những hạt có dầu gây nóng, ì trệ, khó tiêu, mệt mỏi dù nó có bổ đến cỡ nào. Thế nên các hạt có dầu không thể ăn nhiều và cần có pp chế biến hợp lý (có thể làm phô mai, hoặc sữa chua thì hay hơn). Các loại cốc là các loại như gạo các loại, kê, diêm mạch, kiều mạch, tam giác mạch. Tuy vậy, có một số trường hợp đặc biệt thì cũng cần phải biết, vd gạo thì có gạo đỏ trắng đen vàng. Trong đó loại gạo đen thì khá lạnh, không phù hợp.
Ngoài ra, nên dùng thêm miso, tamari để nêm vào thức ăn thay cho muối. Bởi vào thai kỳ thì cơ thể sẽ yếu mệt đi rất nhiều. khả năn làm việc của gan thận cũng kém. Nếu không ăn mặn sẽ không có sức sống và mệt mỏi, còn nếu ăn mặn thì làm hại thận. Cách tốt nhất là dùng miso, tamari thay cho muối hay các loại bột canh công nghiệp. Có thể hàng ngày ăn 1 chén nhỏ chè bình minh được nấu từ bột sắn dây, bột củ sen, tamari, mơ muối, gừng, lá chà ban cha.
Về thuốc, thì dùng được mỗi ngải cứu là thứ đơn giản, rẻ tiền, đâu cũng có, nhưng sau tháng thứ 4 mới bắt đầu.
Còn gì nữa không nhỉ?