ĐINH LĂNG - NHÂN SÂM CỦA NGƯỜI VIỆT
TOÀN TẬP VỀ ĐINH LĂNG
Từ lâu mình cũng thích sâm (ai mà chả thích) nhưng nó đắt quá, loại nào cũng đắt. Dân gian Việt Nam có cây Đinh Lăng và có lần mình đem hỏi thầy bảo tác dụng của nó không thua kém gì sâm. Mừng quá! Đinh lăng được coi là nhân sâm của người Việt. Thế nên mình đã đi tìm nguồn đinh lăng tốt để nấu cao. Cuối cùng thì có được một nguồn là ở một trai cai tù ở gần chùa Hương, trồng đất đồi, khí hậu lạnh, bón phân chuồng, tuổi 5-6 năm. Nếu ai mà định mua đinh lăng thì phải rất chú ý là đinh lăng có nhiều loại, nhiều giống, thậm chí bjo họ còn lai ghép.
Chế phẩm mình làm có 3 dạng
- CAO LỎNG sệt nấu từ hỗn hợp đinh lăng + chuối hột + vỏ quýt + đương qui + táo đỏ. Ngày dùng 7-10gram ~5-7ml pha với nước uống trong ngày, thời điểm nào cũng được nhưng ko nên uống lúc quá no hay đói. 600k lọ 280gram
- VIÊN HOÀN thì gồm cao lỏng của thành phần trên hồ với bột củ mài (hoài sơn) cho tiện sử dụng và mang đi và cũng dễ uống hay nhai hơn. Ngày dùng 50 viên nhai hoặc chiêu nước uống. 800k set 0,5kg.
- MỨT TÁO ĐỎ là táo đỏ khô hấp thu hỗn hợp cao đinh lăng trên phù hợp với trẻ nhỏ, mềm, dễ ăn, vị ngọt. Ngày ăn 3-7 quả. Trẻ 3 tuổi trở lên có thể ăn được nhưng lấy phần thịt táo và nên bỏ vỏ vì vỏ hơi nhạp nhạp như vảy sợ một số đứa ghê cổ. Cháu mình 3 tuổi tự ăn cả quả, cả vỏ và nhần bỏ hột. Giá 400k set 0.5kg.
Các sản phẩm trên đều có tác dụng bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe, nam nữ đều dùng được, nhất là rất tốt đối với nam giới vì đinh lăng hay sâm mang tính bổ khí. Không dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
---------------------------------------------------------------------------------
Sau đây là phần nói về đinh lăng trích trong sách SÂM VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ CÂY THUỘC HỌ NHÂN SÂM
Ở nước ta, ngoài cây sâm Việt Nam đã được nghiên cứu khá toàn diện trong hơn 20 năm qua, còn có cây đinh lăng cũng đã được quan tâm nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ trước và đã được đưa vào Dược điển Việt Nam như một vị thuốc bổ, tăng lực và sinh tính thích nghi. Ngoài ra còn được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới như Liên Xô cũ, Ấn Độ, Trung Quốc với chức năng giải độc, kháng khuẩn, kháng viêm.
Cây nhỏ dạng bụi, cao 1,5 – 2m, thân nhẵn, các nhánh non có nhiều lỗ bì lồi. Lá kép mọc so le, có bẹ, phiến lá xẻ, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn, lá chét và các đoạn đều có cuống. Cụm hoa chùy ở ngọn, gồm nhiều tán, hoa nhỏ, màu trắng xám, quả hình trứng dẹt màu trắng bạc.
Theo điều tra của Trung tâm sâm Việt Nam ở các tỉnh phía nam, đinh lăng có tới 6 loài.
- Đinh lăng hương, đinh lăng lá xẻ, cây gỏi cá
- Đinh lăng lá tròn, đinh lăng lá xà cừ
- Đinh lăng đuôi phượng, đinh lăng lá rách
- Đinh lăng lá xoan xẻ, đinh lăng lá xà cừ nhỏ
- Đinh lăng lá trổ
- Đinh lăng đĩa
Ngoài ra còn có đinh lăng Trung Quốc.
Trong các loài trên thì đinh lăng hương (đinh lăng lá xẻ) là quan trọng nhất, được sử dụng làm thuốc, làm gia vị, làm cây cảnh.
Đinh lăng thường được trồng bằng phương pháp giâm cành hay được trồng trực tiếp từ đoạn thân hay cành. Rễ đinh lăng được thu hái vào mùa thu hay đông, sau 2-3 năm trồng. Lá thu hái vào mùa thu.
TÍNH VỊ & CÔNG DỤNG
Rễ đinh lăng có vị ngọt, tính bình. Lá có vị nhạt hơi đắng.
Rễ đinh lăng được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa. Có nơi còn dùng chữa ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, và làm thuốc lợi tiểu, chống độc.
Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng, mẩn ngứa, vết thương (giã đắp). Thân và cành chữa thấp khớp đau lưng.
Ở Ấn Độ, đinh lăng được dùng làm thuốc trị sốt. Rễ và lá sắc uống có tác dụng lợi tiểu chữa sỏi thận, sỏi bàng quang, chứng khó tiểu tiện. Bột hay lá giã với muối đắp trị vết thương.
CÁC CHẾ PHẨM CÓ ĐINH LĂNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
- Viên đinh lăng chứa cao đinh lăng tương đương 0.15g bột dược liệu trong 1 viên (Xí nghiệp dược phẩm 1)
- Rượu bổ Sampana (cao lỏng đinh lăng, Học viện quân y)
- Hoạt huyết dưỡng não (viên bao cty cp dược phẩm Traphaco)
CÁC BÀI THUỐC CÓ ĐINH LĂNG
- Chữa mệt mỏi biếng hoạt động: Rễ đinh lăng phơi khô thái mỏng 5g, thêm 100ml nước đun sôi trong 15p chia 2-3 lần uống.
- Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho đau tức ngực, nước tiểu vàng: Đinh lăng tươi (rễ hoặc cành) 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, sài bồ (rễ, lá, cành) 20g, lá tre tươi 20g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, rau má tươi 30gram, chua me đất 20g. Tất cả các vị cắt nhỏ đổ ngập nước sắc đặc lấy 250ml chia 3 lần uống trong ngày.
- Chữa sưng vú: Cành lá đinh lăng 30-40g, thêm 300ml nước sắc còn 200ml, uống nóng, ngày 1-2 lần
- Lợi sữa: Lá đinh lăng tươi 50-100g, bong bóng lợn 1 cái đem thái nhỏ, trộn với gạo nếp đem nấu cháo ăn.
- Chữa đau tử cung: Cành và lá đinh lăng rửa sạch sao vàng sắc uống thay chè
- Chữa mẩn ngứa do dị ứng: Lá đinh lăng 80g, sao vàng, đổ 500ml nước sắc còn 250ml uống trong ngày. Dùng liên tục 2-3 tháng.
- Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột. Sắc uống ngày 100g.
- Chữa viêm gan mãn tính: Rễ đinh lăng 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g; hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỳ tử, long nhãn, cám gạo mỗi vị 12g, trâu cổ, cao bàn long mỗi vị 8g, sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa sốt rét: Rễ đinh lăng, sài hồ mỗi vị 20g, rau má 16g, lá tre, cam thảo mỗi vị 12g, bán hạ sao vàng 8g, gừng 6g, sắc uống
- Bồi bổ cơ thể ngừa dị ứng: Lá đinh lăng tươi 150-200g, đun sôi trong 200ml nước, sau khi đun sôi 20p chắt ra để uống nước đầu tiên, sau đó đổ thêm 200ml nấu sôi lại lần thứ 2.
- Chữa tắc tia sữa: Rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia uống làm 2 lần trong ngày khi thuốc còn nóng.
- Ho suyễn lâu năm: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu sắn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá, mỗi vị đều 8g, củ xương bồ 6g, gừng khô 4g, đổ 600ml nước, sắc còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng.
- Phong thấp, thấp khớp: Rễ đinh lăng 12g; cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, rễ cỏ xước thiên niên kiện tất cả 8g; vỏ quýt, quế chi 4g (riêng quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhắc xuống). Đổ 600ml nước sắc còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày khi thuốc còn nóng.
CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM KHÁC NHAU TRÊN THẾ GIỚI (xem ảnh)
Nghiên cứu về rễ đinh lăng ở đường tiêm phúc mạc với lượng LD50 =3,29g/kg thể trọng so với sâm Triều Tiên là 19,5g/kg. Như vậy đinh lăng ít độc hơn sâm Triều tiên.
Cao rễ đinh lăng không thể hiện độc tính cấp qua đường uống ở liều tối đa có thể cho uống là 40g/kg thể trọng (tương đương 258g dược liệu khô). Cao lá đinh lăng có thể hiện độc tính cấp đường uống với LD50 là 3,24 – 0,42g/kg thể trọng (tương ứng với 9,27g dược liệu khô)
Cao phối hợp rễ lá đinh lăng liều 1/20DL50, uống trong 1 tháng) làm gia tăng thể trọng của động vật thử nghiệm, không có những tác dụng phụ trên thành phần máu, protid hoặc gây ra những thay đổi bất thường trong giải phẫu học các cơ quan nội tạng.
TÁC DỤNG TRÊN HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG.
Cao đinh lăng có tác dụng rút ngắn thời gian ngủ của natri barbital ở khoảng liều từ 45-180mg/kg. Cao đinh lăng có tác dụng làm gia tăng vận động tự nhiên của chuột nhắt trắng ở khoảng liều 45-90mg/kg thể trọng và làm giảm vận động tự nhiên ở khoảng liều >180mg/kg. Do đó cao đinh lăng có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương ở khoảng liều < 180mg/kg. (đối với chuột).
TÁC DỤNG TĂNG LỰC CHỐNG NHƯỢC SỨC
Cao đinh lăng có tác dụng tăng lực ở khoảng liều < 180mg/kg thể trọng được xác định bằng 2 nghiệm pháp thực hiện trên chuột nhắt: Chuột bơi kiệt sức của Brekhman và chuột leo cây của Cabrured.
TÁC DỤNG KIỂU NỘI TIẾT TỐT SINH DỤC
Đinh lăng còn thể hiện tác dụng nội tiết tố sinh dục (hiệu lực androgen và estrogen) trên cơ địa động vật bình thường và cơ địa động vật bị làm thiểu năng sinh dục. Tác dụng của cao lá > cao phối hợp lá rễ > cao rễ ở cùng khoảng liều tác dụng.
TÁC DỤNG CHỐNG XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH
Cao đinh lăng (90-180mg/kg thể trọng) làm giảm sự gia tăng Cholesterol huyết và lipid toàn phần trong huyết thanh của động vật bị gây xơ vữa động mạch thực nghiệm bằng chế độ ăn giàu cholesterol.
TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN
Tác dụng kháng khuẩn của cao đinh lăng trên các chủng Staphylococcus mạnh hơn trên các chủng vi khuẩn và nấm mốc khác. Tác dụng kháng khuẩn của dịch ether dầu hỏa > các dịch chiết ethanol trên các chủng staphylococcus, đặc biệt là chủng staphylococcus gây bệnh.
TÁC DỤNG LỢI TIỂU
Cao đinh lăng thể hiện tác dụng lợi tiểu nhẹ trên chuột cống trắng ở liều 300mg/kg thể trọng, cao nước có tác dụng lợi tiểu gấp 5 lần so với cao cồn.
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TRUNG TÂM SÂM VÀ DƯỢC LIỆU TP HCM GIAI ĐOẠN 2000-2007
Từ năm 2000 TS Nguyễn Thu Hương và cộng sự (tt sâm và dược liệu tp HCM) tiếp tục nghiên cứu về cao phối hợp rễ lá đinh lăng (cao đinh lăng) và tập trung chủ yếu vào lá đinh lăng – nguồn nguyên liệu dễ thu hái.
Những thử nghiệm dược lý của đinh lăng trong giai đoạn này được xây dựng dựa trên:
- Kinh nghiệm sử dụng trong dân gian
- Ba tác dụng dược lý cơ bản của cây thuốc thuộc họ nhân sâm là tác dụng tăng lực, tác dụng sinh thích nghi, tác dụng bồi bổ cơ thể, trị suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục.
- Một số tác dụng dược lý tiêu biểu của sâm Việt Nam, đáp ứng với nhu cầu cần thiết trong ứng dụng lâm sàng như tác dụng chống trầm cảm, tác dụng chống oxy hóa, tác dụng bảo vệ gan, tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch.
TÁC DỤNG CHỐNG TRẦM CẢM
Những nghiên cứu gần đây cho thấy cao đinh lăng có tác dụng chống trầm cảm trong thực nghiệm của Porsolt. Cao đinh lăng ở 3 liều thử nghiệm đường uống 45,90,180mg/kg có tác dụng làm giảm thời gian bất động của động vật thử và đạt ý nghĩa thống kê so với chứng ở liều 180mg/kg
TÁC DỤNG CHỐNG STRESS
Cao đinh lăng làm gia tăng ngưỡng chịu đựng nhiệt độ nóng của động vật thử nghiệm trong stress vật lý (stress nhiệt độ 37-42 độ C)
Trên thực nghiệm stress tâm lý (stress cô lập) nhóm chứng có những biểu hiện bị stress tâm lý như thời gian ngủ bị rút ngắn, có hành vi tấn công khi tiếp xúc với chuột lạ, trạng thái thụ động.
Saponin lá đinh lăng thể hiện tác dụng hồi phục giấc ngủ barbital bị rút ngắn bởi stress trong khi saponin rễ đinh lăng không thể hiện tác dụng này.
Cao phối hợp rễ lá đinh lăng ở những liều 45, 90, 180mg/kg thể hiện tác dụng phục hồi thời gian ngủ bị rút ngắn bởi stress và đưa về trạng thái bình thường.
TÁC DỤNG TĂNG KHẢ NĂNG GHI NHỚ
Qua thử nghiệm, cao đinh lăng có thể hiện tác dụng cải thiện trí nhớ trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bằng scopolamin