BÀ BẦU - BÀ ĐẺ - TRẺ SƠ SINH
TÁO BÓN Ở TRẺ SƠ SINH
Chủ để này phải nói vô cùng tranh cãi bởi có nhiều lý thuyết về bệnh này, bệnh này cũng là bệnh rất phổ biến thời bây giở ở trẻ nhỏ.
Chắc các bạn cũng không lạ gì thuật ngữ giãn ruột ở trẻ để giải thích cho việc táo bón ở trẻ. Nếu quả thực có một giai đoạn gọi là giãn ruột thì hẳn đứa trẻ nào cũng phải trải qua giống như đứa nào cũng phải mọc răng. Ngay cả mọc răng thì cũng có đứa sốt có đứa không. Mọc răng thì là một giai đoạn của trẻ nhưng sốt thì không phải. Vậy tại sao?
Tôi e rằng, giãn ruột rồi sẽ trở thành một giai đoạn của trẻ. Bởi ngày càng nhiều trẻ bị kiểu “giãn ruột”. Giống như bây giờ tôi gặp rất nhiều người bị lạnh chân, chân không khi nào ấm. Và họ nghĩ rằng, chân ai cũng lạnh như họ. Và đúng thật, 10 người thì có đến 6-7 người chân lúc nào cũng lạnh. Thậm chí họ cũng không có cảm giác gì về chân lạnh, cũng không khó chịu hay vấn đề gì với chân lạnh.
Cứ cho rằng có một khoảng thời gian trẻ giãn ruột đi, gây ra hiện tượng cả tuần không đi ỉa. Vậy thì thời gian đó bạn cho phép kéo dài bao lâu? Chắc ruột con người còn giãn từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành, Vậy chả lẽ chấp nhận táo bón đến tận lúc đó sao.
Lý thuyết giãn ruột rất mập mờ và không đúng với tất cả.
Thôi cũng chả quan trọng có giãn hay không. Tôi cũng không đủ bằng chứng để cãi lãi tây y hay những niềm tin của nhiều người. Giờ chúng ta có chung một vấn đề là táo bón ở trẻ. Bạn cứ định ra một khoảng tối đa bạn chấp nhận con bạn không đi ị bình thường xem là bao lâu, 2 tuần hay 2 tháng hay 2 tuổi. Có đứa 4-5 tuổi rồi vẫn “giãn ruột” thì sao. Rồi nếu quá khoảng thời gian đó, thì bạn cần phải tìm cách xử lý. Chắc hẳn bạn cũng đồng ý với tôi là nếu việc 4-7 ngày mới đị y kéo dài thì chắc chắn sức khỏe không ổn. Nếu bạn vẫn thấy ổn thì có lẽ bạn không cần đọc thêm.
Chứng táo bón ở người lớn hay ở trẻ đến từ 2 nguyên nhân – mãn và cấp. Mãn có nghĩa là bệnh có nguồn gốc sâu xa, rất lâu rồi, kiểu như đó là vấn đề yếu khỏe của một người, ở đây là sức khỏe đường ruột. Cấp có nghĩa là do cái ngay tại lúc này gây ra, ở đây là đồ ăn thức uống hàng ngày.
Với trẻ, bênh mãn là do sức khỏe của trẻ đã yếu ngay từ khi sinh ra, khí huyết đã kém, nên sức tiêu hóa đã kém. Thế nên có đứa trẻ cứ còi cọc mãi, ăn không tiêu, không chịu ăn, ăn mà không lớn. Ngày nay, đường sữa đầy, thịt cá đầy, mà vẫn có trẻ suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn. Không phải nó thiếu ăn mà do nó đã yếu từ trong trứng. Bạn cố cho trẻ ăn, chỉ càng thêm hại nó vì ăn mà không tiêu được thì đó là sự đày đọa, là ngộ độc. Nhưng với đa phần trẻ con, nếu ăn không tiêu được thì nó không ăn, chứ không phải như người lớn. Như các nhà dinh dưỡng học, họ coi trẻ suy dinh dưỡng là do không đủ dinh dưỡng cho trẻ, họ quên mất rằng, dinh dưỡng có được chuyển hóa hay không? Họ mặc định ăn được là tiêu hóa được. Ăn bao nhiêu tiêu hóa bấy nhiêu. Cũng có thể họ hiểu vấn đề là ăn mà không hấp thu được nhưng không có cách nào để khắc phục nên chỉ đề cập đến đầu vào với hy vọng nó quyết định được vấn đề. Ở thành phố, đầy đủ hơn mà số trẻ gầy yếu hơn cả trẻ trên vùng cao. Trẻ trên vùng cao ăn mỗi cơm nguội mà vẫn tròn chịa. Phần mãn này không thể xử lý ngay và thậm chí không thể xử lý được. Nó là phần mà bố mẹ cho. Bố mẹ mà chả có “đồng” nào cho con thì con nghèo cũng dễ hiểu. Đành phải chấp nhận.
Với trẻ hay cả người lớn, thì phần cấp có thể can thiệp. Phần mãn đã không ổn mà phần cấp lại sai thì thật là bi kịch. Bênh đã có, người đã yếu, mà lại ăn toàn thứ khó tiêu thì bệnh càng nặng. Vấn đề mãn lại càng nặng.
Nếu bạn xem bài SERIES UNG THƯ PHẦN 6 – CÁC NGUY CƠ VỀ ĐẠI TRÀNG, thì thấy rằng, đại tràng của những người ăn nhiều thịt động vật, các sản phẩm từ động vật như thịt, sữa, phô mai thì có đại tràng rất “bẩn” so với người ăn chay hay nhiều ngũ cốc. Các bạn cũng có thể dễ cảm nhận thấy, ăn bơ sữa thịt thì răng miệng không sạch như ăn ngũ cốc. Nếu ai bụng yếu, tiêu hóa kém, ăn nhiều đạm động vật một chút là thấy phân đi nhoe nhoét rất dính bết. Đạm động vật có tính bám dính mạnh, có tính co rút mạnh. Nên ăn đạm động vật thì dễ bị độc. Độc ở đây là do khó tiêu hóa, khó đào thải. Vì tính co rút mạnh (tính dương trong thực dưỡng) nên càng làm cho bệnh táo bón nặng thêm.
Ngày nay, nhiều bà mẹ ăn rất nhiều đạm động vật. Hôm rồi có bạn hỏi ra ăn tận nửa cân thịt với rất nhiều hoa hỏa một ngày và chỉ ăn 1 bát cơm vì sợ béo. Vậy thì làm sao mà tiêu hóa của con ổn được. Chưa kể các loại sữa công thức. Có rất nhiều các lý thuyết về ăn uống và quả thật người ta không biết đâu là tốt nữa. Thôi thì mỗi người đưa ra một lý thuyết, còn bạn theo ai là duyên số của bạn vậy. “Cơm tẻ là mẹ ruột” câu này nghe ra rất chí lý. Tôi thì vẫn cho rằng cách ăn toàn thịt với rau và loại bỏ tinh bột khỏi khẩu phần sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy về lâu dài. Tuy nhiên, không có nghĩa ăn nhiều tinh bột trắng đã là tốt. Cái gì thái quá cũng gây vấn đề cả.
Như vậy, vấn đề táo bón ở trẻ cần phải điều chỉnh ăn uống trước tiên. Đó là việc có thể làm. Hầu hết các bà mẹ cho trẻ ăn hoặc bà đẻ ăn quá nhiều thành phần đạm động vật. Chúng ta nên nhớ câu các cụ đã nói “mồm mẹ - đít con”.
BÀ BẦU
Có lẽ cũng cần phải nói xa xôi hơn một chút chứ không thì cũng manh mún và không giải quyết được. Bệnh táo bón ở trẻ không chỉ bây giờ mới bị hay mới phát sinh. Bệnh đã được hình thành từ trước khi đứa trẻ được sinh ra. Nếu bạn trồng một cái cây, bạn phải lựa chọn hạt giống để cho một cái cây to khỏe với mục đích là lại tạo ra những thế hệ hạt tốt sau này. Để chọn được hạt giống tốt thì xác suất cũng thường là từ những cây to khỏe sẽ nhiều hơn. Đó là một sự di truyền về sự sống hay sinh khí. Vấn đề táo bón nói riêng ở trẻ hay sức khỏe nói chung đã bắt đầu từ trước khi bà mẹ mang thai, cho đến khi mang thai và sau khi sinh ra đứa bé. Cũng không khó khăn lắm để đồng ý rằng, một đứa trẻ sinh ra ốm yếu nuôi sẽ khó vả vất vả hơn đứa khỏe mạnh. Nhiều đứa còi cọc, khó ăn uống và hay bệnh trong khi đó có đứa dễ dàng hơn nhiều. Điều gì quyết định đứa trẻ sinh ra là khỏe mạnh hay còi cọc. Chắc các bạn cũng có thể đồng ý rằng sức khỏe bà mẹ quyết định (ít nhất là mẹ). Vấn đề này cũng đã nói nhiều, nay nói chi tiết hơn về vấn đề ăn uống đối với bà bầu để sao cho sức khỏe tốt hơn mà thôi.
Có bạn chia sẻ:
“Quê chồng tôi có 1 phong tục mà đến tôi cũng thấy dị dị: ng ta đi thăm bà bầu bằng trứng gà, bà đẻ cũng bằng trứng vì quan niệm bầu hay đẻ ăn trứng rất tốt, ăn càng nh càng tốt. Thậm chí trc khi vào phòng sinh, tôi còn phải ăn 4 hay 5 quả trứng luộc vì “phải lấy sức”. Sinh xong, 1 mâm cơm của tôi theo đúng lời chồng “em khổ thật, 1 mâm cơm này 2 vợ chồng mình ăn k hết mà mình em phải ăn”. Ban đầu cứ ăn xong tôi đau dạ dày, sau dần bắt đầu ăn là cơn đau dạ dày lên, cuối cùng thì tôi đau dạ dày cả ngày và phải lên tiếng vì sức tôi k thể chịu thêm được nữa.”
Ở VN thường có tâm lý, bầu là phải tẩm bổ, tẩm bổ cho con. Ăn không chỉ cho mình và còn ăn cho con. Không chỉ với bà bầu mà cả với bà đẻ cũng thế. Đồng ý rằng phải tẩm bổ nhưng tẩm bổ như thế nào. Chúng ta đang tẩm bổ hay đang tẩm độc, bức hại cả mẹ lẫn con? Với đủ các loại thịt trứng cá rồi sữa bầu rồi hoa quả, nước dừa. Người ta còn nói tẩm bổ cho thai nó to. Mọi người muốn to xác hay là khỏe? Thấy mà thương ghê. Không chỉ có khổ cho cả mẹ mà hại cho cả con. Bụng to, thai to thì không có nghĩa đứa trẻ sinh ra sẽ nặng cân và khỏe mạnh. Bà bầu quan trọng là thai gọn mà khỏe cho dễ đẻ, dễ nuôi. Đó là thai dương, có sức sống và sinh lực. Các bạn muốn một thứ chắc khỏe hay to mà yếu? Điều này đến từ 2 phần – sức khỏe của mẹ và chế độ ăn uống khi bầu.
Chúng ta thường mặc định cái máy bà bầu này hoạt động theo kiểu tịnh tiến, cho vào bao nhiêu thì tiêu hóa và chuyển hóa hết bấy nhiêu, khỏe lên bấy nhiêu. Nếu chúng ta ý thức được rằng, ăn mà không tiêu hết thì rất độc hại, vừa làm yếu mệt vừa sinh ra độc. Trong khi mang thai là lúc cơ thể đang bị yếu đi rất nhiều do sức lực đã dồn hết cho việc tao ra thai nhi. Thế nên cỗ máy ấy đã yếu hơn bình thường rất nhiều. Vậy mà bạn lại bắt nó hoạt động nhiều hơn bình thường gấp mấy lần. Không cái mê muội nào bằng cái mê muội tẩm bổ này – ăn thật nhiều, ăn thật nhiều.
Khi bầu, có rất nhiều các triệu chứng bệnh hay bệnh xuất hiện. Có những người xuất hiện rồi hết có những người sẽ không hết. Phổ biến là tiểu đường, cao huyết áp, trĩ, viêm phụ khoa... Tây y coi đây không là vấn đề vì họ cho rằng bản chất không có bệnh mà chẳng qua khi mang bầu thì xuất hiện thôi. Thực chất đó là biểu hiện của cơ thể suy nhược, khí huyết, thận khí suy trầm trọng khi mang thai. Ngay khi mới bắt đầu đậu thai, nhiều người bị ốm nghén, người nào càng yếu thì bị càng nặng. Bản chất của ốm nghén cũng là do người quá yếu, khí huyết quá suy mà dẫn đến mệt mỏi, đến ăn không buồn ăn, không có sức mà ăn. Việc chán ăn, ăn không được, buồn nôn là biểu hiện hay phản ứng tự nhiên khi cơ thể quá kiệt sức mà thôi. Tất cả các biểu hiện trên là có vấn đề thực sự và nguy hiểm chứ không phải như họ nói. Có người khỏe thì sau đó có thể bình phục, giống như ốm thì khỏi nhưng cũng có người quá yếu thì sẽ tổn thương lâu dài, sinh ra bệnh mãn, giống như sau một trận ốm người yếu hẳn. Đó là một sự hư hao về khí huyết mà chúng ta cần nhìn nhận cho đúng.
Vậy thì cần ăn uống bồi bổ như thế nào? Bồi bổ ở đây thực chất là bồi bổ khí huyết cho mạnh lên chứ không phải là ăn thật nhiều. Ăn nhiều mà không tiêu được khiến cho cơ thể càng mệt mỏi và sinh bệnh. Về chế độ ăn, ăn uống theo nhu cầu bình thường, theo khả năng tiêu hóa của cơ thể chứ đừng cố ăn. Chúng ta nên nhớ chỉ một điều này: Ăn quá sức mình là độc. Đến con chó con mèo nó ốm nó còn biết bỏ ăn để tiết kiệm sức mà con người thông minh quá nên ốm lại càng ăn nhiều để mong khỏe.
Ăn đồ ăn giống như một người bình thường, cơm canh trứng cá thịt .. như một người bình thường, đừng có tâm lý phải ăn thật nhiều cho thai to. Đừng ăn quá nhiều đạm động vật, đừng ăn quá nhiều trứng vì những thứ đó đều là thứ khó tiêu bức hại gan thận, nhất là trứng thì tối đa cũng chỉ nên tuần 5-7 quả là quá nhiều.
Không uống nước dừa để cho thai trắng và to như người ta nói. Vì nước dừa lạnh và âm, khả năng làm sảy thai đẻ non cao, nhất là với người nào yếu.
Đối với bà bầu và bà đẻ, cơ thể đang trương nở và yếu mệt, ăn thiên về những thứ có tính co rút và giàu sinh khí. Có thể uống nước trà gạo rang nhưng phải chắc chắn đồ rang phải được hạ thổ cẩn thận, uống vô thấy mát dễ chịu chứ không được nóng cổ, nóng bụng, khó tiêu.
Ăn thiên về ngũ cốc nguyên cám nhưng không nhất thiết phải là gạo lứt. Gạo phù hợp nhất theo tôi là gạo xát dối, không phải lứt mà cũng không phải trắng, loại ở giữa.
Trong một bữa, lượng ngũ cốc khoảng 60-70%, lượng rau củ khoảng 20-30%, lượng thịt trứng cá khoảng 10-15%. Nên ăn thiên về rau củ tốt hơn là hoa quả. Những thứ lạnh, trệ khí thì không nên ăn trong giai đoạn này như măng, cà, nấm trắng, rau muống, mồng tơi, đủ đủ, xoài, mít, thanh long, nước dừa. Tất nhiên có thể ăn chút xíu nhưng không quá nhiều.
Bổ sung đạm thực vật qua miso, tamari, natto hoặc phô-mai chay. Natto là đậu tương lên men dạng sổi, dễ tiêu nhưng lạnh & âm. Khi ăn nên cho thêm gừng, mù tạt, tamari để tăng độ dương, độ ấm và hoạt khí. Phô-mai chay là các dạng hạt có dầu, béo lên men như sữa chua giúp tiêu hoá tốt hơn. Khi ăn cũng nên thêm gia vị cay, các loại lá thơm, tamari. Miso & tamari là thú rất cần cho người ăn chay.
Việc ăn đu đủ, nước dừa để bổ âm, nhiều sữa là có thật nhưng họ lại k nhìn vào cái mặt hại và nguy cơ của nó. Hầu hết người ta chỉ nghe tốt một cách nửa vời. Hoàn toàn k nên ăn riêng nó khi mang thai, người yếu có thể sảy thai. Đu đủ để bổ âm nên nó có tính âm (lạnh và ly tán). Dùng nó cần kết hợp mới an toàn và hiệu quả. Sau sinh, có thể hầm đu đủ xanh với xương thịt ăn để lợi sữa hoặc kho tamari với ng ăn chay. Hoặc có bài này trên fb của bác Hoàng Kỳ
- Lạc đỏ để cả vỏ : 100g
- Táo đỏ bỏ hạt : 100g
- Đu đủ đỏ chín : 200g
- Hoàng kỳ : 40g
Tất cả rửa sạch , cho vào nồi đất hoặc nồi áp suất , ninh nhừ thành cháo , ăn hết trong ngày. Người ta dùng đu đủ cũng phải có bài có cách mới an toàn và phát huy tác dụng chứ không ăn không. Đây là áp dụng cho bà đẻ để có sữa, bà bầu tuyệt đối k động vào. Đối với bài trên, nếu thêm 200gr củ mài sẽ tốt hơn nữa.
Khoa học nói chúng ta cần nhiều chất xơ để giúp sạch hệ tiêu hoá. Đúng thế, chất xơ giúp sạch hệ đại tràng. Tuy nhiên chất xơ như thế nào? Rau cũng là chất xơ mà cám cũng là chất xơ, rau muống mồng tơi cũng là rau mà cà rốt su hào cũng là rau, táo ổi cũng là quả mà đu đủ thanh long cũng là quả. Nhưng mỗi loại mỗi khác. Chất xơ của rau có tính âm hơn. Nó làm sạch đại tràng nhanh hơn nhưng nó làm giãn đại tràng, làm đại tràng mất tính co bóp. Nó mang tính lạnh và tả. Ai bụng yếu là rõ nhất, ăn mấy thứ lạnh hoặc ly tâm là đi ngoài mà người ta gọi là kích ứng đường ruột. Ngũ cốc có tính dương, tính bổ, tính cân bằng. Cách làm sạch ruột của nó không giống rau quả. Ai thường xuyên ăn và ăn lượng kha khá ngũ cốc nguyên cám thì hệ đường ruột rất sạch. Đó là lý do nói “cơm tẻ là mẹ ruột”. Không phải rau, không phải thịt, không phải hoa quả.
Bà bầu, bà đẻ, trẻ nhỏ nên ăn thanh đạm thiên về ngũ cốc. Thanh đạm không có nghĩa là phải ăn chay mà ăn lượng đạm động vật vừa phải. Điều này không phải vì lý tưởng hay triết thuyết giáo điều nào cả mà phụ thuộc vào sức tiêu hóa lúc đó. Bà bầu bà đẻ, cơ thể đang yếu, không tiêu hóa được nhiều thịt. Trẻ nhỏ cũng chưa thể tiêu hóa được nhiều thịt. Nếu ăn nhiều sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa (ít nhất là thế). Trẻ nhỏ ăn quá nhiều thịt dẫn đến còi cọc, hỏng hệ tiêu hóa chứ đừng nghĩ ăn là to khỏe. Ngoài ra, ăn nhiều thịt có thể ảnh hưởng đến tính tình, khiến cho trẻ tăng động vì thịt có tính dương nóng.
Trẻ nhỏ không ăn quá dương. Một số người theo trường phái thực dưỡng khuyên trẻ nhỏ uống trà gạo lứt rang, ăn các loại bột rang, họ khuyên ăn thật dương, thậm chí kiêng ngọt. Tôi thì rất phản đối điều này. Trẻ nhỏ đang cần âm để phát triển mà lại đi ăn dương (những thứ co rút). Trẻ nhỏ hoàn toàn không nên ăn uống các loại thức rang và không nên quá kiêng ngọt. Nói chung là ăn uống cũng bình thường, không phải kiêng thịt cá nhưng không ăn quá nhiều. Theo tỷ lệ như trên là hợp lý. Có những đứa trẻ vì thích ăn trứng nên ngày nào mẹ cũng cho ăn 2 quả trứng. Thực sự là nguy hiểm. Vì trứng rất khó tiêu và hại gan.
Về tính chất của thịt đỏ, nó có tính dương và co rút. Ăn nhiều quá cũng hại thận kiểu như muối. Nó làm co rút thận lại giống như muối vậy. Tất nhiên tính co rút của muối thì hơn rất nhiều. Ăn nhiều thịt đỏ bạn có thể thấy bí tiểu giống như ăn nhiều muối. Người ta ăn nhạt mà ăn nhiều thịt đỏ thì vẫn bí tiểu, hại thận như thường. Thế nên, mức độ cũng vừa phải. Cách tốt nhất để ăn thịt đó là kết hợp với rau kiểu như thịt băm nấu canh, chỉ loáng thoát chút thịt chứ không nhiều, vừa làm rau đỡ lạnh mà vừa làm thịt đỡ khó tiêu (độc); hoặc cải bắp cuốn thịt, mướp đắng nhồi thịt, thịt cuốn lá lốt, thịt xàu rau củ hay kho rau củ.
CÔNG THỨC ĂN DẶM
Về ăn dặm đối với trẻ, quấy bột có khoảng 50% phải là gạo, 15% tổng hạt béo có dầu như macca hạnh nhân, óc chó, không nên nhiều hơn, có thể thay hạt có dầu bằng đạm động vật cũng khoảng lượng vậy. 15-20% là rau củ băm và cỡ 15-20% là các loại hạt đậu đỗ. Công thức này cũng áp dụng cho làm sữa hạt. Nhiều hạt có dầu hay nhiều loại đậu quá đều khó tiêu.
Có rất nhiều bà nội, bà ngoại quấy bột ăn dặm cho trẻ cho rất nhiều thịt, thậm chí một lần cho cả tôm trứng thịt. Đứa có sức, tiêu hóa được thì không sao, đứa mà đã yếu thì càng ăn nhiều đạm động vật càng bí kết nên còi cọc và bệnh vì tiêu hóa không nổi.
Với bà bầu đang nuôi thai hay bà đẻ đang cho con bú, cũng ăn lượng rau củ ngũ cốc đạm động vật như vậy.
Người ta nói ngũ cốc sinh tinh. Đàn ông uống sữa thảo mộc Hồng KoKo hàng ngày, có thể thấy một thời gian sau, lượng tinh dịch xuất ra mỗi lần nhiều hơn so với trước kia. Thế nên, việc lấy ngũ cốc làm chính trong thành phần ăn của trẻ nói riêng và con người nói chung ổn và hợp lý. Hơn nữa, ăn nhiều đạm động vật cũng không ổn. Người ta không thể lấy đạm động vật để tẩm bổ được vì cơ thể không tiêu hóa được nó và nó gây ra các vấn đề khác. Thế nên, đối với dưỡng sinh hay đông y, người ta tẩm bổ bằng các thảo dược – bồi bổ sinh khí, khí huyết bằng các thảo dược chứ không phải ăn đạm động vật. Đối với bà bầu sau 3 tháng có thể dùng cao ngải cứu. Đối với bà đẻ, dùng cao ngải và hỗn hợp tam thất nghệ bồ công anh để bồi bổ khí huyết. Bà bầu, bà đẻ mà khỏe là cơ sở để cho con khỏe, con khỏe là cơ sở để hệ tiêu hóa khỏe.
BÀ ĐẺ
Bà đẻ sau sinh giống như một con cua bấy. Chắc bây giờ ít người thấy con cua bấy. Các loài ráp xác như tôm, cua lột xác. Khi mới lột xác xong nó rất mềm yếu. Lúc này cơ thể của bà đẻ rất âm, cơ thể trương nở và dãn, thiếu sinh khí, rất dễ bị tà khí xâm nhập. Thế nên bà đẻ phải kiêng và ăn uống phức tạp hơn. Mục đích là để sinh khí phục hồi, cơ thể dương (có rút) trở lại, nhất là tử cung.
Bà đẻ cần kiêng nước và kiêng gió bởi lúc đó cơ thể đang rất yếu và các mạch đang hở dễ bị tà khí xâm nhập. Thế nên bà đẻ xông thay cho tắm, rồi dùng nước lá đó lau người. Cần kiêng ít nhất 1 tháng, được 3 tháng thì càng tốt. Ngoài xông thì cũng nên ngâm mông bằng thảo dược. Có thể dùng ngải cứu khô đun lên xông rồi lấy nước đó ngâm mông và lau người luôn. Cách dùng mỗi ngải cứu khô thấy cũng đa năng và tiện. Nếu không có ngải khô thì đập gừng sả vào nồi xông, lấy nước đó lau người, còn ngâm mông bằng cách pha cao ngải cứu ra chậu nước nóng để ngâm (ngâm mông gừng sả thì không được do cay khó chịu vùng kín). Hoặc dùng gói thảo dược xông (có bán sẵn) để đun xông và lấy nước đó lau người. Ngâm mông bằng cao ngải cứu hoặc gói thảo dược ngâm mông (có bán sẵn). Dùng than hay que nhang ngải hơ khắp người, hơ mặt hơ lưng, chân và các huyệt. Làm được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Bà đẻ cần ăn đắng và uống đắng mà điển hình là người ta hay uống chè đắng hay ngải cứu, tam thất. Mục đích là để giúp trước hết là tử cung co rút lại nhanh nhất có thể và toàn cơ thể co rút lại (dương lại) nhanh nhất. Uống ngải cứu (khô hoặc cao, ko dùng tươi) thì tốt hơn chè vằng vì ngải có tính bổ khí huyết. Có thể ăn các món ăn như gà hầm với đương quy, tam thất.
Bà đẻ nên bôi hỗn hợp cao ngải gừng xuyên khung hòa với nước muối giúp làm ấm và co vùng tử cung, và phục hồi da bụng. Nếu dùng loại cao này thì có thể dùng hàng ngày & để mấy giờ cũng được vì nó dịu nhẹ.
Với các chị em đắp bụng mà ko có điều kiện có thể tự chế bằng cách xay lá ngải với gừng tươi rồi đem xào muối đắp lưng và bụng, cuốn gen, hơ nóng bằng máy sấy, túi chườm hoặc chiếu đèn hồng ngoại trong 30phút. Bởi hỗn hợp tưoi này quá gắt và lại chiếu đèn nên chỉ dùng cỡ 30p. Làm 3 ngày rồi nghỉ 3 ngày. Nếu đắp lâu và nhiều quá có thể làm xơ cứng vùng đắp.
Về ăn uống, bà đẻ cũng ăn như bà bầu như trên đã nói.
Cơ bản bà đẻ thì cần xông, ngâm mông, uống ngải &tam thất nghệ bồ công anh, ăn uống lấy ngũ cốc làm trọng tâm.