11. ĐỊNH NGHĨA LẠI ÂM DƯƠNG
11. ĐỊNH NGHĨA LẠI ÂM DƯƠNG
Việc định nghĩa lại này không phải là thay đổi những qui định trong sách thực dưỡng hay đông y mà là đi tìm cơ sở cho những kết luận đã mặc định trong đầu chúng ta
Chúng ta cùng xem lại định nghĩa về âm dương trong sách thực thực dưỡng
Một vật âm (ảnh hưởng của lực ly tâm trội hơn lực hướng tâm) có khuynh hướng tiết ra khí lạnh; trở nên tăm tối, ẩm ướt, thụ động, mềm, xốp, nhẹ thăng lên, hình thể rỗng, cao lớn, dựng đứng, thường có màu tím, xanh lục (ánh sáng có bước sóng ngắn).
Một vật dương (ảnh hưởng của lực hướng tâm trội hơn lực ly tâm) có khuynh hướng phát ra hơi nóng, ánh sáng, khô ráo, hoạt động, cứng, chắc đặc, nặng, hạ xuống, thấp nhỏ, nằm ngang, thường có màu vàng, đỏ, nâu (ánh sáng có bước sóng dài).” (Trg20, Phòng & trị bệnh theo PP thực dưỡng Ohsawa)
Thực sự chúng ta sẽ thấy mâu thuẫn và khó hiểu ở chỗ
Một vật dương có xu hướng co rút, hướng tâm, chìm xuống, vật chất bị nén lại, ít chuyển động mà lại trở nên nóng. Điều này có khác nào bảo nước đá mà lại nóng.
Một vật âm có xu hướng bành chướng, ly tâm, bốc lên, vật chất được bung ra, chuyển động nhanh mạnh lại trở nên lạnh. Điều này có khác nào bảo lửa mà lại lạnh.
Ngay trong định nghĩa, chúng ta thấy những qui định cũng đã mâu thuẫn.
Điều này chỉ có thể giải thích bằng quan hệ giữa hình và khí.
Khi vật chất hay năng lượng có xu hướng ly tâm thì vật chất trở nên hoạt, chuyển động nhanh hơn, có nhiều ma sát hơn nên sẽ sinh nhiệt, nóng. Đông y gọi TÍNH CHẤT của vật chất này là dương – KHÍ DƯƠNG. Thực dưỡng gọi XU HƯỚNG của vật chất này là âm – HÌNH ÂM. Và ngược lại. Điều này giải thích cho việc tại sao trong âm sinh dương và trong dương sinh âm.
Tại sao người ta nói khí hậu nóng là dương, cái gì dương? Trong môi trường khí hậu nóng, vật chất trở nên chuyển động nhanh tạo ma sát hoặc do vật chất chuyển động nhanh, tạo ma sát mà sinh ra nhiệt. Ta có thể thấy đây là môi trường có KHÍ DƯƠNG. Nên mọi hình trong môi trường khí dương này đều có tính ly tâm, bành chướng, phán tán. Hoặc ta cũng có thể hiểu, trong môi trường mà mọi vật chất có xu hướng ly tâm, bành chướng, phát tán (hình âm) thì vật chất có xu hướng chuyển động nhanh, phát sinh nhiệt gọi là có khí dương. Thực dưỡng hầu hết xét hình nhưng có một số trường hợp không có hình để nắm bắt thì có thể đang xét khí. Thế nê bạn cần phải hiểu được mối quan hệ ngược chiều và biến hóa này – HÌNH & KHÍ. Ví dụ nói khí hậu nóng là dương là đang nói về khí.
Đó là vấn đề thứ nhất – cần phải xem đang xét hình hay khí.
Vấn đề thứ 2 được đặt ra là những thứ nóng như ớt, rượu, gừng được coi là âm trong khi những thứ nóng như khí hậu, lửa thì được coi là dương. Những thứ hàn lạnh như mồng tơi, mướp đắng, rau đay thì được coi là âm còn những thứ cũng hàn lạnh như nhân sâm, ngưu bàng lại được coi là dương. Cứ cho là có lý ở mặt hình là củ ngưu bàng, nhân sâm đâm sâu xuống đất là dương nhưng thực tế về hiện tượng vẫn luôn có mâu thuẫn như các dẫn chứng vừa rồi mà không ai hiểu tại sao. Sách thực dưỡng và những người theo thực dưỡng kể cả lâu năm chưa thấy giải đáp những mâu thuẫn này.
Ngoài ra vấn đề phân định âm dương rất tương đối. Ví dụ nhiều người nói rượu âm là vì nó nhẹ hơn nước, nghĩa là lấy nước làm tiêu chuẩn để phân định âm dương. Không sai. Nhưng nếu rượu so với ete hoặc xăng thì rượu lại dương.
Vậy hóa ra âm dương chỉ là trò chơi của các khái niệm, hữu danh vô thực? Nói thì hay nhưng áp dụng chứ trật.
Có một sự mơ hồ lớn đối với người theo hệ phái thực dưỡng, đó là chúng ta xét âm dương ở thể động, không có điểm trụ hoặc trụ nhầm điểm, giống như chúng ta đặt nhầm vị trí gốc tọa độ.
Có 4 vị trí để đặt gốc tọa độ để xét âm dương, hay gọi đây là 4 hệ qui chiếu – Căn cứ vào đâu để xét âm dương.
- Tâm cầu trái đất
- Tâm của chính đối tượng
- Đối tượng trung gian (nước…)
- Cơ thể con người
Việc chúng ta dùng các hệ qui chiếu ngoài con người như tâm cầu, đối tượng trung gian là cần thiết để bước đầu nhận diện âm dương, nhưng cuối cùng chúng ta cần phải xem xét sự tác động của tính âm dương đó lên cơ thể như thế nào. Có một định nghĩa mới về âm dương như sau, thực ra đây chỉ là cách làm rõ chúng ta căn cứ vào đâu để lập hệ qui chiếu – phải căn cứ vào cơ thể:
CÁI GÌ LÀM KHÍ CỦA CƠ THỂ LỆCH KHỎI MIỀN CÂN BẰNG THÌ LÀ ÂM ĐỐI VỚI CƠ THỂ
Chúng ta lấy sự cân bằng của cơ thể để làm mốc phân định âm dương và từ đó điểu chỉnh các thức về miền cân bằng hợp với cơ thể. Định nghĩa này không hề mâu thuẫn với quan điểm ly tâm – hướng tâm của thực dưỡng chỉ chi tiết hơn là việc chúng ta lấy cơ thể để đặt gốc tọa độ - trụ tại một điểm. Và cũng không mâu thuẫn với quan điểm của đông y, quan điểm của đông y là dương thăng âm giáng cũng là căn cứ vào cơ thể để cuối cùng cũng đưa các thức về miền cân bằng của cơ thể.
Hướng lệch khỏi miền cân bằng có thể là lên hoặc xuống, bốc lên cũng là li tâm mà chìm xuống cũng là li tâm, đều kéo năng lượng hay khí của cơ thể lệch khỏi miền cân bằng.
Với quan điểm này, những thứ nóng (nhiệt) như ớt, gừng, rượu là âm vì chúng làm khí của cơ thể bốc lên – thăng (li tâm lên trên) và những thứ lạnh (hàn) như hải sản, mồng tơi, rau đay, nhân sâm hay ngưu bàng cũng là âm vì chúng làm khí của cơ thể chìm xuống – giáng (li tâm xuống dưới).
Thêm nữa, khái niệm âm dương – thăng giáng trong đông y không phải là khái niệm âm dương – ly tâm, hướng tâm trong thực dưỡng. Mọi người hay cãi lộn với nhau về việc ông sai bà đúng. Đông y chê thực dưỡng nói sai về âm dương và thực dưỡng cũng lại chê đông y sai về âm dương. Chúng ta đang đứng ở 2 hệ qui chiếu khác nhau để xét, chỉ là dùng từ ngữ phát âm giống nhau mà thôi, chứ nguyên lý thì hoàn toàn khác. Nguyên lý của thực dưỡng là LY TÂM - HƯỚNG TÂM, còn nguyên lý của đông y là THĂNG - GIÁNG hay hoạt trễ.
Với quan điểm này, nhưng thức dương có nghĩa là làm khí của cơ thể đầy lên, hướng vào bên trong cơ thể, gom lại cơ thể; những thức âm làm khí của cơ thể li tán, vơi đi; cũng có nghĩa là dương thì khỏe hơn, âm thì yếu và bệnh hoạn, dương thì hướng đến cân bằng, bền vững còn âm thì hướng đến mất cân bằng, nhanh tan rã.
Các loại thức nào thì dương? Các thức có tính gom khí mà lại không làm khí của cơ thể mất cân bằng như các loại ngũ cốc nhất là gạo lứt gần hoặc trong miền cân bằng của cơ thể; sắn dây, carot, táo đỏ, hồng giòn, rau mùi, ngải cứu, rau ngót …
Quan điểm này có vẻ như là sự lai tạo, tổng hợp giữa thực dưỡng & đông y?
Có vẻ như vậy, như một sự dung hòa và bổ sung lẫn nhau giữa hai cách nhìn HÌNH & KHÍ. Như bài trước chúng ta đã nói về quan hệ giữa HÌNH & KHÍ (hình âm – khí dương, hình dương – khí âm), cuối cùng thì cũng phải xét đến sự tác động của thức đó lên cơ thể như thế nào – sự tác động này ở khía cạnh khí. Vì nếu chỉ nhìn hình và nói ngưu bàng, nhân sâm dương. Mà dương thế nào ăn vào lại đi ngoài, lạnh bụng. Cùng là hàn lạnh – đi xuống nhưng ngưu bàng, nhân sâm khác với mồng tơi, mướp đắng; cùng là nhiệt nóng – đi lên, vị cay nhưng gừng khác ớt.
Như vậy ngoài khái niệm ly tâm hướng tâm thì chúng ta nên có thêm cái nhìn thăng giáng. Có những thức vừa thăng và ly tâm, có những thức vừa thăng và hướng tâm, cũng có những thức giáng mà ly tâm và cũng có những thức giáng mà hướng tâm.
Một thức thăng kết hợp với một thức giáng có thể tạo thức thứ 3 cân bằng về mặt âm dương trong đông y (thăng giáng) nhưng lại có tính ly tâm hoặc hướng tâm. Ví dụ nước dừa rất hàn lạnh (giáng) và ly tâm kết hợp với lá trầu không có tính ấm nóng (thăng) và ly tâm tạo ra thức uống có tính cân bằng nóng lạnh – âm dương – thăng giáng (không gây lạnh bụng) mà lại có tính li tâm. Thức này có tính thải độc rất tốt, người ta dùng để chữa bệnh gout rất hiệu quả. Hầu hết các công thức thải độc hoặc chữa ung thư dạng sinh tố thuộc dạng kết hợp này – cân bằng về thăng giáng nhưng li tâm, gọi là phương pháp tả. Ở các bài sau chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về khí, có những chiều hướng nào, mức độ nào.
Tóm lại, ở bài này chúng ta có một kết luận quan trọng cái gì làm khí của cơ thể li tâm là âm.