TUYỆT ĐỈNH TRỊ HO
TOÀN TẬP VỀ TRỊ HO - TUYỆT ĐỈNH CÔNG PHU
Với đa số thì ho đều là dạng phong hàn, phổi bị lạnh. Cũng có trường hợp phong nhiệt nhưng ít. Để phân biệt hàn với nhiệt có lẽ hơi chuyên nghành.
Chu trình bị ho thường là sau 1 đợt mũi họng có vấn đề, nghĩa là hàng rào bảo vệ lớp 1 bị xuyên thủng, thì sẽ vô sâu hơn là phổi. Tất nhiên ho thì có nhiều nguyên nhân không chỉ do phổi lạnh nên nếu thử vài cách sau mà không ăn nhằm gì thì cũng nên đi khám vì cũng chưa chắc phải do lạnh phổi. Còn các cách sau cũng chả hại gì mà đôi khi lại rất hiệu quả, hiệu quả hơn cả thuốc tây trong trường hợp bị lạnh phổi vì thuốc tây thì chủ yếu là kháng viêm chứ không tán hàn. Tất nhiên người khỏe thì tự cơ thể có thể đẩy dc ra sau một thời gian nhưng cũng có thể bị mãi và làm cơ thể suy yếu dần, có những người hàn tích tụ đến nỗi phía sau lưng gồ lên dầy cộp. Không phải hàn tích tụ ở chỗ lưng mà đó là cách tự bảo vệ của cơ thể bằng cách sinh mỡ ở những chỗ lạnh oặc cũng có thể hiểu chỗ đó bị tắc nghẽn nặng. Hàn trong cơ thể, nhất là trong phổi mà không được giải thì hậu họa khôn lường, lâu dài. Những người này thường xuyên và rất dễ bị những bệnh hô hấp. Phổi yếu, ko đủ oxy cho máu cũng có nghĩa là cơ thể sẽ yếu.
Mùa này ở miền Bắc đang bị nhiều, tôi cũng bị, tôi thấy vừa rồi thầy ThuanNghia Le về VN dạy khí công cũng bị ho. Nói chung khó mà tránh. Và không chỉ người ngoài bắc vì không khí lạnh mà ngay cả người trong Nam cũng bị như thường. Họ bị do thói quen dùng điều hòa và uống nước đá. Thói quen này mạnh đến nỗi khiến người ta trở nên mù quáng. Tôi có một người bạn chuyển ra HN sống, vào mùa đông mình mặc áo bông mà bạn vẫn lấy đá trong tủ ra cho vào cốc và cho nước vào để uống cho mát. Điều này thường thấy ở phía Nam. Sau vài đợt bệnh luôn.
Tôi đã viết rất nhiều bài về trị ho, có người chỉ cần trà củ sen đun không uống cũng đỡ. Đây là phiên bản hay hơn tất cả các phiên bản.
Có một điều mình thấy thật lạ là trong tất cả các thuốc trị ho siro trên thị trường, không có một loại nào có củ sen hay chiết xuất gì đó từ củ sen trong khi củ sen có thể nói đầu bảng về bổ phổi. Nhưng thứ cay nóng như bạc hà mang tính tả nhiều hơn bổ và loanh quanh ở bên ngoài phía trên chỗ cổ chứ không vào sâu trong phổi Tôi thấy đây là một thiếu sót lớn của các bài thuốc trị ho trên thị trường. Củ sen vừa có thể trị họ thể hàn lại vừa thể nhiệt và không chỉ chữa ho mà nó còn có tính bổ. Thế nên nói về độ dưỡng phổi, bổ phổi lâu dài thì các thuốc trên thị trường không ăn thua.
Trong thực dưỡng có bài trà củ sen đun với lá tía tô. Công thức này cũng đơn giản và hiệu quả. Có thể chữa ho cả thể hàn và thể nhiệt. Tuy nhiên nếu thêm gừng nữa thì sẽ tuyệt vời hơn và công hiệu nhanh hơn với họ thể hàn (do nhiễm lạnh). Nếu thêm táo đỏ thì lại càng tuyệt hơn nữa vì táo đỏ có tính dương, ôn ấm, bổ máu.
TUYỆT ĐỈNH TRỊ HO
- Trà củ sen: 15-20 miếng
- Lá tía tô khô hoặc thân cành: 15-20 lá
- Táo đỏ 5 quả
- Gừng (nếu họ do lạnh): 1 ngón tay cái cắt lát. Với trẻ em có thể cho chút xíu hoặc không cho cũng được nếu bé không thích.
- 3 bát nước đun nhỏ lửa lấy 1 bát, uống vào sáng sớm, chiều tối và trước khi ngủ.
Thế nên, các bạn nhà có vườn hãy chịu khó trồng tía tô, phơi trong râm rồi sấy khô cất đi, nếu bị cảm ho cứ đun tía tô uống không cũng tốt.
Nếu không bị ho, muốn dưỡng phổi bổ phế các bạn có thể đun trà củ sen với táo đỏ uống cũng rất tuyệt vời. Táo đỏ thì hiện mình có bán 200k 1kg (>200 quả)
Về trà củ sen, thấy trên thị trường chỗ nào cũng chất lượng như nhau cả vì đều dùng một cách sấy và chế biến giống nhau là thời gian sấy quá lâu làm cho củ sen bị thâm và hơi đắng. Củ sen sấy chuẩn (với tchuan của mình) có màu trắng, mùi thơm, vị ngọt. Tuy nhiên hiện mình chưa làm được nên các bạn cứ tiện đâu thì mua. Còn như họ nói là sấy lạnh thì đảm bảo dinh dưỡng vitamin. Đây cũng chỉ là một tiêu chí thôi. Mình có thể lật ngược lại vấn đề như này, có những cái như khoai tây, củ mài mà để lâu ngoài không khí thì bị oxy hóa sinh độc, hóa đắng. Thế nên phải hạn chế thời gian tiếp xúc với không khí càng ít càng tốt. Còn vitamin thì trước sau gì cũng nấu chín cả, có ăn củ sen sống đâu mà cần vitamin. Nói như những người sấy hoa quả lạnh (vitamin là qtrong nhất) thì toàn bộ thuốc đông y vứt hết à, cái gì chả qua chế biến sao tẩm. Nếu tiêu chí của bạn là màu, mùi, vitamin thì ok sấy lạnh còn thuốc thì tiếu chí là thứ khác.
COMBO TUYỆT ĐỈNH TRỊ HO
Với những ai không có điều kiện có mấy thứ trên thì mình có làm dc số lượng ít combo gồm các vị trên (trà củ sen, tía tô, táo đỏ) và một vài thứ nữa. Mỗi gói combo đun uống được 2 lần, có nhiều người uống 2 gói đã đỡ. Tuy nhiên ko dám chắc với tất cả mọi người đều có kqua như thế.
1 set gồm 6 gói combo, ngày uống 1 gói đun làm 2 lần, giá 250k
Ngoài các món ăn và bài trị ho chữa từ bên trong thì các trợ phương từ bên ngoài cũng rất có tdung và quan trọng không kém. Cần phải áp dụng cả 2.
CẠO GIÓ
Khi thấy người bứt rứt mệt mỏi cảm thấy sợ lạnh hoặc ho, thì khả năng cao là đã bị nhiễm phong hàn, đa phần là bị cảm lạnh thì cần cạo gió. Sẽ có 1 video hướng dẫn kỹ hơn nhưng hiện tại cứ làm theo bài này là được.
Bôi dầu gió dọc chân tóc qua 2 bả vai, dọc sống lưng xuống đến xương cùng 1 lượt. Thường dầu gió sẽ nhanh khô nên lại sẽ bội lại 1 lần nữa khi cạo, cạo đến đâu bôi lại đến đó vì khi khô rồi thì không còn độ trơn. Nếu không có dầu gió thì dùng rượu gừng cũng được.
Lấy gối kê ở dưới ngực nằm đè lên đê phần gáy đầu căng ra thì mới cạo được gáy. Cạo từ chân tóc dọc cổ xuống vai thành từng đoạt dài 1 gang tay giống như là gon nước. chỉ cào xuôi. cào xong 2 bên gân cổ thì cào sang 2 bả vai từ cột sống sang 2 vai, xong vai thì xuống dưới lưng, cào 2 bên gân lưng và giữa cột sống, cào thành từng cột và từng đoạn, nếu khô không đi được thì lại thoa dầu. Xong dọc sống lựng xuống đến xương cùng thì cào từ giữa sống lưng sang 2 bên xương sườn dọc theo chiều xương sườn là xong.
Kỹ thuật cào là mạnh và nhanh như đánh dầy, cào chậm thì ko ra đươc, Cái dùng để cào phải khá mỏng nhưng không sắc, độ dầy như cái thìa ăn cơm là ok. Chất liệu bạc hoặc sừng trâu thì tốt, không có thì lấy thìa ăn cơm, lấy chìa khóa cào cũng được, chỉ cần không nhọn sắc để ko bị tổn thương da là được. Nên thử trước vào da tay để thấy an toàn còn khi cạo thì chắc chắn là đỏ như chảy máu, cái này do bệnh chứ ko phải do da bị tổn thương.
Cào xong, xoa dầu hết 1 lượt rồi lấy máy sấy thổi, đồng thời lấy tay xoa, gon vuốt từ trên xuống dưới xương cùng. Xong thì đậy chăn lên nằm nghỉ, không được ra gió động nước trong vòng 30phut.
Chú ý cạo gió trong phòng kín, cạo 1 lần thì tuần sau mới cạo, thông thường chỉ cạo 1 lần trong 1 đợt bệnh.
Nếu ai có đồ nghề giác hơi thì giác hơi sẽ hút hàn sâu hơn. Hoặc các bạn cũng có thể đến các cơ sở giác hơi. Chú ý đi giác hơi khi mặt trời chưa lặn và vào ngày khô ráo càng tốt. Giác xong cần ở trong phòng 30p rồi mới ra ngoài, không động nước.
ÁP MUỐI RANG
muối hạt rang khô trắng nổ lách tách 1 lúc, tắt lửa để nguội bớt 1 xíu rồi đổ vào khăn vải dầy hoặc khăn mặt bông bọc lại rồi chườm, đánh hoặc đặt vào khu vực cần đặt. Lý do để nguội bớt là vì khi mới rang xong đang cực nóng cthe làm cháy khăn. Nói chung khăn này xác định là hỏng sau mỗi lần dùng. Nó sẽ mủn, mục.
Nếu bị trúng gió phong hàn thì đánh thật chậm dọc từ cổ xuống xương cùng. Nếu bị ho thì trước hết cũng đánh dọc như vậy rồi sau đó áp vào lưng phía sau phổi. Nếu đau bụng kinh thì áo vào rốn, bụng dưới, sau lưng 2 bên thận. Nếu bị đau bụng, chướng bụng, ỉa chảy áp vào bụng. Nếu bị đau lưng, vai cổ gây hay 1 nơi nào đó thì áp vào đó.
Muối rang hút trược khí, tà khí, hàn khí rất mạnh.
ÁP NƯỚC GỪNG
Gừng tươi giã nát cỡ 2 bát con, cho thêm chút rượu. Nếu không có rượu thì gừng không cũng được. Bọc vào bên trong 2 khăn mỗi khăn 1 bát. Vò cho nước gừng thấm ra khăn.
Cho bọc khăn gừng vào nồi cơm điện bật thật nóng khăn rồi đánh dọc lưng từ trên chân tóc, sang 2 vai, dọc cột sống xuống xương cùng. Đánh cỡ 2 lần thì thôi chuyển sang áp khăn nóng. Khi khăn bớt nguội rồi thì áp vào lưng vùng phổi. Khi áp này thì đậy thêm 1 khăn khô lên trên. Chú ý đừng nóng quá k bỏng nhưng nguội quá thì tdung kém. Nguội khăn thì đổi bọc khác. 2 bọc thay nhau.
Nếu không có gừng tươi thì dùng rượu gừng tẩm ướt khăn và làm như trên.
NGÂM CHÂN MUỐI RỒI GỪNG
Chuẩn bị xô nhỏ miệng nhưng cao thành để nước có thể ngập qua mắt cá chân, dùng chậu thì miệng rộng nhanh nguội và quá nông lại tốn nhiều nước.
Cho lưng bát muối hạt và nước thật nóng ngâm ngập qua mắt cá chân 3 đốt tay. Ngâm nguội nước đổ đi.
Cho xét bát cơm gừng tươi đập nát và nước thật nóng ngâm ngập qua mắt cá chân 3 đốt tay.
Trong quá trình ngâm nên rửa sạch chân và kích thích các huyệt như dũng tuyền, thái khê, ấn dưới gan bàn chân, quanh gót chân, dọc 2 bên mé chân.
Xong lau khô đi nằm nghỉ.
Ngâm chân cùng lúc muối và gừng k tốt bằng. Muối có tính hút độc, gừng có tính thông khí. Cũng có thể thay ngâm muối bằng việc đặt chân lên đèn đá muối rồi ngâm gừng nóng.
3 bài bổ trợ trên áp dụng cho việc chữa ho, nhập phong hàn, tà khí khi đi đám ma. Việc này hết sức cần thiết vì để lâu sẽ nhiễm sâu vào trong khiến suy yếu khí huyết, làm lạnh thận và lâu ngày cơ thể sẽ yếu dần.
Có thể áp dụng tất cả các cách trên cùng 1 tối hoặc một trong cách cách trên kết hợp ngâm chân.
Và nhắc nhở các bạn là phải ý thức được vấn đề ăn mặc, điều hòa không thì rất dễ bị phong hàn là nguyên nhân của sức khỏe suy yếu.