CÁCH LÀM TRÀ BÌNH MINH KHÁC NGƯỜI
ÁCH LÀM TRÀ BÌNH MINH KHÁC NGƯỜI
Nhận dịch sốt xuất huyết thấy mấy mẹ chia sẻ về dùng trà bình minh để chữa và có kết quả tốt. Mình ngại viết nên search để copy past cho nhanh. Vào mấy thánh địa đọc thấy một là mơ hồ, không nói rõ phải làm thé nào, rất chung chung. Hai là làm sai. Tất nhiên đây là đang so với hiểu của mình. Không biết sách thực dưỡng hướng dẫn thế nào, chắc cũng lại kiểu giống như cách rang mè đen (đãi sạch- ráo nước, bắc chảo rang thơm, để nguội). Thế thì cần mẹ gì hướng dẫn.
Thực dưỡng nó có trật tự, thứ tự trước sau chứ không phải cứ mập mờ hổ đốn. Tất nhiên rồi cũng đủ ngần ấy thứ vào bụng cả thôi. Tất nhiên ăn thì bạn cũng thấy toát mồ hôi rồi đỡ này đỡ kia chứ ko phải hỏng. Nhưng dù sao vẫn có sự khác nhau giữa các cách. Cũng ngần ấy chức năng mà có Thị Nở hay Thúy Kiều.
Ai cũng biết rằng thứ âm khi nấu cho xuống dưới cùng, thứ dương lên trên, đó là một nguyên tắc. Nếu thế thì cũng sẽ có nguyên tắc là trước sau. Cái gì phải cho trước, tại sao phải cho trước. Chắc các bạn cũng nấu chè, ninh đỗ nhừ rồi mới cho đường. Hoặc các bạn cũng hầm xương, ninh nhừ rồi mới cho thêm muối. Cũng như vậy, khi quấy bột sắn người ta quấy chín rồi mới cho mật là có lý do. Nhất là món trà bình minh, không ai cho tamari và nước gừng ngay từ đầu. Một món đơn giản vậy mà cũng cần hiểu.
Ở đây tôi chỉ đưa cách thức mà không giải thích tại sao. Ai muốn biết tại sao xin mờ vô nhóm kín cho đỡ thị phi.
NGUYÊN LIỆU
- Mơ muối: 1 quả, tách thành các phần nhỏ.
- Bột sắn dây: 1 thìa, được pha loãng sệt sệt với 1 thìa nước lọc
- Nước cốt gừng : Một mẩu gừng cỡ ngón cái đập nát cho cỡ 1 thìa nước để lọc lấy nước. Nói chung càng cay càng tốt nhưng cũng tùy xem là người lớn hay trẻ con có ăn cay được không.
- Nước tương đậu nành (tamari tốt nhất): 1 thìa cỡ sao vừa miệng
- Trà Bancha (lá chè già nhiều năm tuổi được trần qua rồi phơi khô): một nhúm nhỏ,
Bancha nghe đâu theo tiếng Nhật là lá chè già, dạng vứt đi vì nó quá già, không ai thu hoạch. Nhưng trong dưỡng sinh người ta dùng vì ít chất talanh. Già ở đây là độ tuổi của lá cỡ 3 năm chứ không phải của cây. Nhiều người nhầm lẫn là tuổi của cây 3 năm. Lá chè là dạng đặc biệt vì nếu không bị sâu hỏng gì thì nó rất lâu rụng. Nó được mệnh danh là loài cây không bao giờ rụng lá. Nên năng lượng rất lớn.
CÁCH LÀM:
Ở đây mình nhấn mạnh chỉ khác mỗi thứ tự trước sau. Trà bancha nấu nhỏ lửa với một tách nước, để sôi 20 phút cho trà ra mầu, hoặc dùng nước trà đã hãm còn nóng trong phích, vớt lá chè ra cho chỗ mơ muối vào đun thêm 5 phút cho mềm.
1 thìa bột sắn dây sống cho vào chỗ nước gừng và thêm chút tamari vào quấy tan rồi đổ vào nồi nước đang sôi quấy trong rồi ăn nóng. Sau 30p mới nên ăn cơm cháo. Tránh gió, quạt, nước.
Trà bình minh thường ăn vào buổi sáng để khí huyết lưu thông, dùng trong trường hợp giải cảm, nhiễm phong hàn, ngộ độc, mệt mỏi, hoàn toàn có thể dùng nó để hạ sốt nữa.
Trong trường hợp sốt xuất huyết vẫn ăn nóng và cho gừng bình thường. Điều này có vẻ trái với tây y nhưng các bạn không phải lo. Việc giảm sốt bằng gừng là cách làm nóng bên trong cho toát mồ hôi, thông khí là cách hay, còn cách chườm lạnh là cực kỳ hại.