TÁO ĐỎ TOÀN TẬP
TÁO ĐỎ - ĐẠI TÁO
Các tên khác: đại táo, nam táo, ô táo, hồng táo, hắc táo, can táo, mỹ táo, quế táo, giao táo, nhẫm táo, đường táo, đan táo, lương táo, táo bô, táo cao, khư táo, lộc lô, thiên chưng táo, phác lạc tô, kê tâm, quyết tiết, cẩu nah, bạch táo, tử táo, quán táo, đê táo, t áo du, ngưu đầu, dương giáp.
Có lẽ đây là một trong những vị thuốc có nhiều tên gọi khác nhau nhất trong các vị về thuốc và đồ ăn thức uống. Mỗi tên khác nhau đó dựa trên chữ tượng hình khác nhau, nghĩa là vì nó có những công dụng khác nhau mà người ta đã gán cho nó những ý nghĩa khác nhau và dựa trên đó mà gọi tên. Tuy nhiên cũng còn một ý nghĩa khác là giống táo này có rất nhiều loại, chúng có sự khác nhau nhưng khá giống nhau vd đại táo và hồng táo.
Táo có nhiều loại, đại khái một thứ quả to gọi là Táo, thứ nhỏ gọi là Cức, nghĩa là thứ quả nhỏ, ngọt ít, chua nhiều, cho nên thường gọi là Toan Táo. Vì tính quả táo to to, khí độ nó cao cho nên người ta có ý viết chồng lên trên dưới bằng nhauy 2 chữ Cức, còn thứ nữa là Cức thì thấp kém, chỉ dùng 1 chữ Cứu thôi, tức là chữ Cức. Nhưng mặc dầu hơn kém, những cây nào quả nào cũng ngụ ý như có bó gai châm nên dùng chữ đó mà đặt tên cho nó vậy.
Đại táo có khí ôn, vị cam, không độc
Công hiệu của đại táo nuôi được tỳ, bình được vị, bổ ích cho nguyên khí, nhuận được tâm phế, điều hòa được khí huyết, sinh được tân dịch, thông được các khiếu, bổ được ngũ tạng, làm cho nhan sắc đẹp thêm. Nói tóm lại, nó là vị thuốc của tỳ thổ, mà cũng giúp sức cho cả 12 kinh, hòa giải và nó cũng có thể giúp sức các vị thuốc khác, trừ được chứng trong lòng buồn bực, thuốc thương hàn hay là thuốc bổ dùng nó thêm vào thì sẽ nâng đỡ được khí của tỳ vị lên mạnh. Tính nó giải được chất độc của ô đầu, phụ tử.
Những người nào ói tức đầy hơi, đau ở bên dưới trái tim, cũng những người đang có bệnh úa thổ, hay là người đang bị chứng đau răng thì kiêng nó. (kiểu như ăn ăn đồ ngọt, đường thì gậy đầy hơi, ợ chua, hại răng)
Trẻ con ăn nó cũng tốt nhưng ăn xong phải đánh răng rửa miệng cho sạch không thì sẽ sinh ra chứng sún răng (răng cứ mè rồi mọt dần)
Thuốc uống có đại táo phải kiêng ăn hành sống, nếu không kiêng sẽ sinh ra đông phong hỏa, phát ra nhiều chứng bệnh khác.
Công hiệu của táo, đại bổ tỳ vị, chữa được chứng tả, chứng lỵ, điều hòa được vinh vệ, chữa được chứng sốt rét, chứng âm nuy hay là người thiếu máu.
Tính nó sau khi đã vào rong dạ dày rồi, nó làm nổi nước vị toan, mạnh nhiều lên, làm nên sinh tố, nước đường. Vào đến ruột thì ruốt hấp dẫn suốt vào trong huyết, hiến cho trong huyết, giúp thêm sức khí hóa tăng gia. Bấy giờ, các tế bào nhwof sức đó mà khuếch sung ra vậy. Cho nên dùng táo là một vị thuốc hòa hoãn mà lại có thể tăng cường tráng kiện được nữa.
Chủ trị được chứng tâm phúc có tà khí, tính nó có thể làm yên được trung nguyên, nuôi dưỡng được tỳ khí, điều hòa được vị khí, thông lợi được chính khiếu, giúp cho người khai kinh lạc, bổ cho những chỗ thiếu khí, chỗ ít tân dịch, những chỗ nào trong mình không đủ. Chữa được chứng người bị sợ hãi quá, hay là chứng chân tay nặng nề. Tính nó điều hòa được mọi thứ thuốc. Theo như sách nội kinh nói: tính táo bổ trung ích khí, mạnh sức bền gan, trừ được những chứng phiền buồn, chữa được những chứng dưới tim hình như treo dốc ngược. Nó lại chữa được trứng trường tích.
Thời nhà Đường ông Mạnh Sần viết trong sách bản thảo thực liệu nói rằng: Đại táo tính nó có thể chữa được chứng tiểu nhi mắc bệnh lỵ về mùa thu. Cho nên nó ăn mấy quả táo có sâu mọt là khỏi, nhất là táo đã để lâu 3 năm.
Sách Nhật Hoa chư gia bản thảo nói rằng đại táo tính nó nhuận được tim và phổi, chữa được chứng ho, bổ cho ngũ tạng bị hư tổn, trừ được khí tích ở trong dạ dày và ruột, tính nó hòa với quang phấn mà đốt chữa được chứng cam đi lỵ
Thời nhà Nguyên, ông Vương Hiếu Cổ viết trong sách Thang dịch bản thảo nói rằng đại táo tính nó chủ nuôi được tỳ khí, bổ được tân dịch, làm cho thần khí được thêm, não óc tốt hơn nhớ lâu không quên. Những quả táo nào để được lâu quá 3 năm thì cái nhân ở trong hạt nó có thể chữa được chứng đau bụng hay là chứng trúng phải ác khí, chứng thốt nhiên bị phi thi quỷ chú, chữa được chứng trái tim như bị treo giốc lên.
Sách Nội-kinh nói rằng tính nó giúp được 12 kinh lạc, chữa được chứng tà khí ở trong tâm phcus, hòa được hàng trăm thứ thuốc, thông lợi được cửu khiếu, bổ được cho khí phần không đủ.
Nhưng mà táo ăn nói khi còn sống thì nó có thể làm cho người ta bụng phải trướng đầy, có khi làm ra chứng tả. Trái lại, nếu chưng nó thực chín rồi phơi khô thì lại bổ được trường vị, điều hòa được trung nguyên, ích cho khí lực.
Nhưng phàm những người nào hễ ở trong đã đầy thì không nên ăn nó, cũng như ăn của ngọt vì những thức ngọt thì làm cho người ta bị đầy thêm. Vì thế cho nên khi dùng bài Đại-kiến-trung thang mà thấy bệnh nhân ở bên dưới trái tim bị bí đầy thì tất nhiên phải giảm đường và đại táo đi.
Thời nhà Nguyên, ông Lý Đông Viên viết trong sách Dụng dược pháp tượng nói rằng đại táo tính nó có thẻ hòa hợp được âm dương, điều chỉnh được vinh vệ, làm cho người ta sinh được tân dịch.
Thời nhà MInh, ông Cù Hy Ung viết trong sách Bản thảo kinh sơ nói rằng sở dĩ đại táo nó bẩm thụ được cái khsi sung hòa của hành thổ, cũng như là cái khí tiết tốt lành của đất, nó lại gồm cảm ứng được cái khí vi dương của trười để mà sinh sống. Cho nên trong sách bản kinh nói rằng đại táo vị nó cam, khí bình, không có chi là độc cả. Đến như ông Đông Viên hay ông Mạnh Sần đều nói rằng tính nó ôn, khí vị đều hậu, đó là bởi nó thuộc về dương. Nó vào kinh túc thái âm và kinh túc dương minh (kinh này suy thì tóc bạc).
Sách Nội kinh nói rằng Những người mà ở trung nguyên không dủ sức, thì phải dùng những vị cam để mà bổ vào đó. Lại nói rằng, những chỗ hình thể mà không đủ, thì nên dùng vị ôn, để giúp lấy cái khí đó. Vì rằng cam thì nó hay bổ được trung nguyên, mà ôn thì nó làm cho ích được khí. Thế cho nên những vị cam ôn nó hay bổ được tỳ vị, mà nó có thể sinh được tân dịch nữa.
Nếu những điều kiện như thế thì trong 12 kinh mạch tự nhiên nó thông, và cả trong cửu khiếu tự nhiên nó lợi, chân tay đều hòa mà sung sướng cả.
Bởi vị một khi mà chính khí nó đã đầy đủ thì tất nhiên là thần huồn cũng được yên lành, cho nên những khi ở tâm phúc có tà khí hay là khi gặp việc gì khủng hoảng quá độ. Nếu mà ở trong được sự giúp đỡ, để cho nó hòa hoãn thì những sự phiền buồn phải lui. Cho nên những khi chữa những chứng ở dưới trái tim mường tượng y như là nó treo ngược, nó giốc tiết lên hay là như thể người ít hơi, những hễ mà tỳ kinh nó đã được bổ, thì khí lực nó lại mạnh ngay. Cho nên những trường vị cần phải được thanh, cũng có khi nó làm ra sự trong mình không đủ, hay làm ra chứng tràng tích (táo bón).
Đại táo bởi vì nó vị cam, cho nên nó hay giải được độc, hòa được hàng trăm thứ thuốc, nó có thể làm cho tỳ vị được no đủ, khí huyết được sung túc, kể như năng lực của nó thì về phần hâu thiên sinh khí nó có thể nói được rằng cũng là nhờ có phần doanh dưỡng, cho nên mới nói rằng ai dùng được nó lâu thì có thể nhẹ nhàng thân thể, sống lâu thêm tuổi thọ dáng diệu hầu như là phảng phất thần tiên tự tại, không biết no đói là gì nữa.
Nhưng đó là ý nói rằng những bậc biết tu luyện, những bậc đã tịch cốc chứ không phải là người thường, thì chưa chắc đã được như thế đâu?
Thời nhà Minh, ông Lý Sĩ Tài nói rằng, Đại Táo tính nó cam, nó là vị thuốc của tỳ kinh, nó bổ được cho tỳ, nó làm cho ích được khí, nó nhuận được phổi, làm cho nó khỏi ho, nó sát được phụ tử độc.
Ngày xưa, cụ Trương Trọng Cảnh chữa chứng bón dồn dùng đại táo đó là cụ có ý giúp cho tỳ thổ, dùng nó để mà bình thận khí. Chữa chứng thủy ẩm, làm ra đau nơi cạnh sườn, thì dùng bài thập táo thang là có ý giúp cho tỳ thổ để cho nó thắng được những cái nước bậy bạ. Vậy thì Đại Táo tính nó hay điều hòa được tạng phủ, nó là một vị thiết yếu có thể nói là nó hòa đều hàng trăm thứ thuốc vậy.
Nhưng cũng có điều không nên ăn nó nhiều vì hại răng.
NHỮNG BÀI ĐƠN GIẢN HIỆU NGHIỆM
Táo có nhiều loại, đại khái một thứ quả to gọi là Táo, thứ nhỏ gọi là Cức, nghĩa là thứ quả nhỏ, ngọt ít, chua nhiều, cho nên thường gọi là Toan Táo. Vì tính quả táo to to, khí độ nó cao cho nên người ta có ý viết chồng lên trên dưới bằng nhau 2 chữ Cức, còn thứ nữa là Cức thì thấp kém, chỉ dùng 1 chữ Cức thôi, tức là chữ Cức. Nhưng mặc dầu hơn kém, những cây nào quả nào cũng ngụ ý như có bó gai châm nên dùng chữ đó mà đặt tên cho nó vậy.
Hồng táo thì công hiệu của nó đại khái cũng như đại táo nhưng hiệu lực của nó có phần kém hơn một chút. Người ta dùng nó vào những thứ thuốc chỉ tả thì dùng nó làm thuốc viên.
Thực ra táo đỏ gốc gác không phải ở Tân Cương, nó là giống cây di thực. Cách đây gần trăm năm thì Tân Cương là vùng đất nghèo, chính phủ Trung Quốc có chính sách khai hoang và phát triển kinh tế, họ đã đưa nhiều giống cây đến Tân Cương để trồng thử nghiệm. Trong đó có 2 loại thành công nhất là táo đỏ có nguồn gốc ở Sơn Đông và hoa Lavender. Khi giống táo đỏ được trồng ở Tân Cương nó cho mùi vị khác hẳn với nơi vốn là bản địa của nó. Ngày nay, táo ở Sơn Đông cũng rất nhiều và giá thì rẻ hơn nhiều so với ở Tân Cương.
NHỮNG BÀI ĐƠN GIẢN HIỆU NGHIỆM
Một phương chữa chứng tiều trường khí bí , phát ra đau. Dùng đại táo 1 quả , bỏ hạt, dùng một con Ban miêu cắt đầu bỏ cánh, cho vào trong quả táo, rồi gói giấy ướt nướng cho thật chín, đem bỏ ban miêu đi chỉ lấy táo, dùng thang bằng nước sắc Quế tâm và tất - trừng- già sắc làm thang mà uống. - Xuất ở trực chỉ phương.
Một phương chữa người chữa bệnh thương hàn, bệnh nóng, miệng khô, cổ đau, hay nhổ vặt. Dùng đại táo 20 quả, ô mai 10 quả, đều bóc lấy thịt luyện với mật mà viên, ngậm bằng một hột hạnh nhân, nuốt dần nước cốt rất hay. - Xuất thiên kim phương.
Một chứng chưa người đàn bà bị tạng táo, hay sầu tủi, chỉ trực khóc, giáng như là bị thần linh trách phạt, lại hay ngáp vặt, thì dùng đại táo thang làm chủ. Đại táo 10 quả, gạo tiểu mạch 1 bát, cam thảo 2 lạng, dùng nước sắc kỹ mà uống. Bài này có thể bổ tỳ khí nữa.
Một phương chữa bênh người đàn bà mang bầu đau bụng, dùng tào đỏ 14 quả, đốt cho khô đi rồi làm bột, uống với một chút nước tiểu. - Xuất mai sư phương.
Một phương chữa đại tiện táo kết không đi được, dùng một quả táo to bỏ hạt đi, rồi cho kinh phấn nửa đông cân vào, dùng giấy ướt bọc lại, nước cho thật chín rồi ăn. Nhưng cũng nên dùng nước nầu đại táo uống làm thang mà uống. - Xuất ở trực chi phương.
Một phương chữa người bị chứng biền buồn không ngủ được, dùng 14 quả táo tầu to, hành trắng 7 củ, nước 3 bát sắc thành 1 bát rồi uống. - Xuất ở thiên kim phương.
Một phương bị chứng chữa người bị khí bốc ngược lên rồi làm cho ho hắng, dùng táo tầu to 20 quả, bỏ hạt đi. Dùng sữa bò lạnh, dùng lửa nhỏ nấu rồi cho thịt táo vào, đợi khi sữa ngấm vào táo thì lấy ra dùng. Mội lúc thường ngậm 1 quả, nuột nước cốt dần dần, nuốt suôi xuống là khỏi. - Xuất ở thánh huệ phương.
Một phương chữa người bị phế ung thư, thường nhổ ra máu, bởi người ấy ăn nhiều thứ cay nóng quá đến nỗi phát ra như thế. Dùng táo đỏ để nguyên cả hột đốt cháy thành bột toàn tính, nghĩa là bỏ trong cái lọ nút kín mà đốt, dẫu có cháy vẫn còn tính. Rồi dùng bách dược chiên đốt qua, hai thứ bằng nhau làm ra bột., mỗi lần uống hai đồng cân, uống với nước cơm. - Xuất ở tam nhân phương.
Một phương chữa người bị tai điếc , mũi nghẹt. Không nghe thấy tiếng gì mà cũng không ngửi thấy hương gì cả. Dùng đại táo bóc vỏ ngoài đi chỉ dùng nguyên phần thịt táo, cùng với Tỳ ma tử 300 hạt bỏ vỏ ngoài đi, giã nát hòa đều hai thứ, gói vào miễng vải nhét vào tai và mũi, mỗi ngày 1 lần chừng 30 ngày thì nghe lại và ngửi lại được. Trước cho vào tai , sau mới cho vào mũi, đừng cho vào cả hai chỗ 1 lúc. - Xuất mạnh thần thử liệu phương.
Một phương dùng cho thân thể mình thơm lâu, dùng thịt đại táo với quế lâm và bạch qua nhân, tùng thụ bì, tán bột làm viên, để uống dần dần. - Xuất mạnh sần thực liệu phương.
Một phương chữa chứng mã tẩu cam nha. Dùng táo tàu 1 quả với Hoàng bá , đốt khô ra thành bột hòa với dầu mà bôi. - Xuất vương thập bát tế phương.
Một phương chữa mọi chứng ghẻ lở thối tha, lâu ngày không khỏi. Dùng táo cao 3 bát , dùng nước sắc kỹ ngâm rửa luôn luôn là khỏi. - Xuất ở thiên kim phương
Một phương chữa chứng trĩ đang đau nhức, dùng táo tàu 1 quả bóc vỏ ngoài, lấy thủy ngân để trên lòng bàn tay, dùng nước bột nghiền sao khiến cho nó rất nóng, rồi cho vào quả táo đút vào chỗ hã bộ ít lâu rất có thần hiệu. - Xuất ở ngoại đài bí yếu phương.
Một phương chữa chứng ngứa ở hạ bộ, có trùng, dùng đại táo trưng thành cao, lấy thủy ngân hòa với táo mà nắm lại, dài chừng 3 tấc , lấy bông bọc lấy nó, cứ đến đêm đem đút vào chỗ hạ bộ, đến sáng mai thì sâu hết. - Trửu hậu phương.
Một phương chữa người bị chứng thốt nhiên đau tim. Hải thượng lãn ông có bài quyết :
Nhất cá ô mai nhị cá táo
Thất mai hạnh nhân, nhất xứ đảo
Nam tửu nữ thổ tống hạ chỉ
Bất hại tâm đông trực đáo lão.
Dịch:
Một quả ô mai, hai quả táo
Hạnh nhân 7 hạt tán chung vào
Đàn ông lấy rượu làm thang uống
Phụ nữ dùng ngay giấm khỏi mau
Chữa chứng đau tim hay đáo để
Đến già cũng chẳng thấy còn đau
Nguy nan cấp cứu nên ghi lấy
Hải thượng thần phương thuốc nhiệm màu.
Một phương chữa người ăn Hồ tiêu bế khí thì dùng kinh táo mà ăn tự nhiên giải. - Xuất ở bách nhất tuyển phương.
Trường hợp phải kiêng đại táo:
Trẻ con nhiều bệnh cam, bụng to đầy trướng hay người có chứng đờm nhiệt, cùng là có chứng đau rang, sâu răng, vì ăn nhiều táo quá, trẻ con sinh ra sún răng, ăn nó nhiều rất hại răng, khi ăn xong phải cho súc miệng sạch. Những quá táo còn sống ăn vào rất hại, giống nó phải đồ lên thật chín mới dùng, chớ dùng chung với hành, làm cho người ta 5 tạng không hòa, chớ ăn cùng lúc với cá làm cho đau lưng, đau bụng.
(chỗ này hiểu nó như là ăn đường. Đường thì có nhiều loại và mặc dù đường táo là loại lành hơn đường mía nhưng nó vẫn là chất ngọt. Nhưng đồ ngọt làm trệ khí, đầy bụng khó tiêu và nóng nên không hợp với các trường hợp như trên. Chính vì thế mà cần phải có cách chế biến phù hợp chứ không phải cứ xơi luôn một "cục đường". Chúng ta cũng vừa thấy họ nói bổ tỳ vị mà lại vừa nói ai đầy bụng khó tiêu thì ko nên ăn, thật là mâu thuẫn. Bởi thứ nào tốt hay xấu nó còn phụ thuộc vào cách chế biến nữa. Đôi khi dùng thế này không được mà thế kia lại tốt. )