TAM NIÊN CHI NGẢI - ĐIẾU NGẢI 3 NĂM
TAM NIÊN CHI NGẢI - ĐIẾU NGẢI 3 NĂM
三年之艾
Sách Mạnh Tử, thiên Ly Lâu hạ có viết: 治七年之病, 求三年之艾 - Trị thất niên chi bệnh, cầu tam niên chi ngải - Trị một căn bệnh đã mắc 7 năm thì phải tìm cây Ngải khô để lâu 3 năm mới trị được bệnh.
Cây Ngải khô để lâu năm là vị thuốc rất hay để trị những bệnh cố mạn. Nhưng những người không chú tâm vào Y lý thì không biết để dành mà đến khi có bệnh thâm trầm lại đòi cần tìm ngay thì thực là không có vậy. Thật đúng là: "Nhân vô viễn lự tắc hữu cận ưu" đó!.
Y thư nói: Ngải cứu nhân bệnh, cửu cửu ích năng - Cây Ngải cứu dùng trị bệnh càng để lâu càng tốt.
Thầy Mạnh Tử dạy câu này: xa thì nhắc người Quân tử có chí tu thân, tề gia phải biết nhìn xa trông rộng, tích chứa điều nhân nghĩa đạo đức, gần thì nhắc Y gia chăm lo việc sinh tử của thế nhân phải biết trau rèn Y lý, sửa sang điều Nhân nghĩa để cho những người cô thế khi hoạn nạn có chỗ vơ víu.
Đạt Tam Hồ Xuân Đức cẩn đề
TẠI SAO LÂU NĂM
Trong thực dưỡng hay đông y có rất nhiều thứ lại phải để lâu năm. Điều này nghe nó cứ trái trái khoa hoc ấy nhỉ. Vì theo khoa học càng lâu năm càng mất chất. Đúng là mất chất thật nhưng là mất cái cần phải mất hay còn gọi là cái độc. Cái độc ở đây có thể là quá dương hoặc quá âm, quá ly tâm hoặc quá thu liễm, quá bốc hoặc quá thăng. Nghĩa là theo thời gian nó chuyển từ tả qua bổ, từ thăng qua bớt thăng, từ ly tâm qua bớt ly tâm để trở về một mức cân bằng và tốt nhất với cơ thể.
Một vài thứ trong đông y mà người ta cần phải để lâu năm đó là ngải, vỏ quýt, (gọi là trần ngải hay trần bì)... để năng lượng của chúng trở nên thuần hơn, bớt sốc, trầm và trậm, hướng tâm hay hướng xuống hơn. Đối với ngải diệp (lá ngải) thì nó có tính thuần dương thế nên rất cần để lâu năm. Theo thời gian, nó trở nên bớt dương hay dịu hơn hay trầm hơn, có thêm phần âm và mang tính bổ.
TẠI SAO LÁ NGẢI
Trong đông y, người ta chỉ chọn dùng lá ngải mà không dùng thân hay rễ là bởi vì năng lượng ở lá lớn nhất. Vì là lớn nhất và thuần dương nên nó bị lệch cân bằng nên phải ủ. Trong đông y hay thực dưỡng, người ta thường chọn cái có năng lượng lớn nhất – âm nhất hoặc dương nhất – rồi theo thời gian tìm cách “lật mặt” thì sẽ được cái năng lượng lớn nhất theo chiều bên kia mang tính bổ (ban đầu có tính tả) Ví dụ như đậu tương để làm miso, mơ để làm mơ muối, .... Đó là lý do chọn ngải diệp sẽ đẳng cấp hơn. Tuy nhiên cần phải chế biến đúng cách là phải để lâu năm.
Ở Trung Quốc, họ làm điếu ngải từ lá ngải và cuốn như điếu xì gà chứ không như ở mình là nghiền cả thân ngải, lá không bao nhiêu, ngoài ra lại trộn thêm mùn cưa của một số loại. Ngoài ra, cũng không bao giờ có ngải ủ lâu năm. Thế nên điếu ngải ở VN rất kém chất lượng.
Thực tế, rất ít ai có thể để ngải lâu năm vì nó quá mất công sức tiền của. Người ta phải xây nhà chứa lớn vì nó quá cồng kềnh, phải đọng vốn, phải chế biến kỹ không mốc hỏng. Và thường dân buôn thì không ai làm vậy.
Ngay từ đầu thì mình cũng đã nghĩ đến điều này - ủ lá ngải. Và đến tận bây giờ mới có sản phẩm lá ngải lâu năm. Thời gian đầu thì mình dùng thân ngải già, ít lá để nấu cao. Thân ngải năng lượng không mạnh như lá ngải, nó mang năng lượng trầm và chậm hơn lá ngải nên có thể dùng ngay sau 6 tháng hoặc một năm. Tất nhiên dù là thân ngải thì cũng không nên phơi sao rồi đem đi nấu ngay. Nấu cao không phải đơn giản là cứ thu nguyên liệu xong rồi đem đi nấu ngay đâu.
Một số người tự dùng ngải ở nhà phơi để nấu thì mình cũng chỉ nói là tạm được là vì mọi người không thể để lâu. Việc dùng ngay, nhất là với lá ngải thì nó sẽ xộc và gắt và không được mát cho lắm. Còn việc dùng ngải tươi thì càng không nên, vì nó rất khó uống và không thể uống nhiều và thậm chí là gây ra khó chịu. Không phải vì ngải độc hay khó chịu mà vì chúng ta không chế biến đúng cách.
SỰ HẠN CHẾ CỦA PP NẤU CAO
Điều này không phải ai cũng ý thức được ngay cả những người làm nghề. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc được chế biến thành các dạng khác nhau như viên hoàn, thuốc thang sắc, siro, cao... Mỗi loại có những đặc điểm riêng đối với các bệnh, có ưu nhược điểm riêng. Nhưng có điều này thì không thấy sách nào nói.
Việc ra lửa nhiều sẽ làm mất đi phần âm – phần rất vô hình và quan trọng. Có những thứ rất cần âm thì lại bị mất âm, có những thứ thuần dương rồi thì lại thêm dương. Vd rau sam, bí đao uống để bổ âm, mát thì nên đun nguyên liệu khô sẽ tốt hơn nấu cao. Lá ngải thuần dương cũng nên đun hãm uống thay vì nấu cao sẽ tốt hơn. Vì thời gian gia nhiệt ít hơn so với nấu cao. Thực tế uống loại đun này sẽ thấy dịu và ngọt hơn, thấy mát hơn. Nấu cao đó là cho vào ninh, thậm chí là ninh áp suất (rất dương) và sau đó cô đặc nước đó lại bằng cách gia nhiệt và quấy cho bay hơi, sau đó sẽ cho vào khay sấy tiếp. Quá trình nấu cao toàn nhiệt là nhiệt, toàn dương là dương. Thực tế, một số loại thuốc bị giảm chất lượng đi nhiều so với thuốc sắc.
Mặc dù tôi bán cao ngải & các loại cao, nhưng nay tôi mới nói cho bạn một bí mật như vậy. Tuy nhiên, do cách chế biến, bảo quản, vận chuyển và sử dụng mà người ta sẽ cân đối xem là dùng phương pháp nào là hợp lý và cùng tùy từng loại nguyên liệu. VD một số loại mang tính lạnh và không cần bổ âm hoặc nó đã quá âm thì việc nấu cao là thích hợp vd cao atiso, chè vằng,...
Một số thứ buộc phải nấu cao thì nên để một thời gian để năng lượng ổn định và thuần hơn bởi nó vừa tích rất nhiều hỏa, giống như rượu thì cần hạ thổ hay để lâu năm vậy. Chính vì thế mà cao ngải cứu để lâu một chút sẽ tốt hơn là mới nấu.
Một số loại hoàn toàn không nên nấu cao vì nó sẽ mất hết dược tính đó là các thức bổ khí, có tính thơm kiểu như tía tô, kinh giới, bạc hà, hương nhu... Loại này thì nên dùng sắc uống hoặc dạng viên hoàn từ lá. Thế nên, thuốc ho người ta không làm dạng cao mà dạng siro. Tuy nhiên, siro để bảo quản thì lại cần cho chất phụ gia bảo quản. Cách tốt nhất để làm thuốc ho đó là thứ cần nấu cao thì nấu cao, thứ cần để sống thì để sống rồi sau đó phối trộn nhau.
MỘT SẢN PHẨM MỚI – NGẢI DIỆP HOÀN
Cho đến tận bây giờ, tôi mới có đủ điều kiện để làm dạng này mặc dù đã âm mưu và ấp ủ từ lâu. Lý do bởi vì bây giờ mới có lá ngải ủ đủ thời gian. Một dạng viên hoàn được làm từ lá ngải lâu năm nghiền bột hồ với cao ngải (nấu từ thân rễ lá, với lượng thân chiếm đến >80%) và một chút mật hoàng tinh hoa đỏ (một dạng củ rất bổ tỳ vị và đặc biệt tốt cho những người bị vô sinh). Dạng này dùng để uống luôn hoặc bạn có thể thả vào bình hãm trà rồi uống nước giống như một loại trà. Ưu điểm là mạnh hơn, bổ hơn, tiện hơn, ngon hơn cao ngải và chi phí cho một tháng vẫn vậy. Một lý do nữa mà mình muốn chuyển sang dạng này là vì cao ngải đóng lọ thủy tinh rất tốt kém. Nếu bọc kỹ bằng màng xốp thì ô nhiễm rác, nếu sử dụng mỗi hộp catton lót nhiều lớp thì thi thoảng mình vẫn phải đền khách. Tất nhiên dòng sản phẩm cao ngải vẫn có bán cho những ai cần và thích dòng sp này. Nay thông báo với các bạn để các bạn dự tính không nên mua quá nhiều cao ngải, chỉ nên mua lọ nhỏ dùng 1 tháng để chờ sản phẩm mới.