NHỮNG TÍNH CHẤT QUAN TRỌNG CỦA THỨC ĂN
NHỮNG TÍNH CHẤT QUAN TRỌNG CỦA THỨC ĂN
Tất cả những thứ chúng ta cho vào cơ thể đều có tính chất, nghĩa là có sự tác động đến cơ thể. Ngay cả một thứ không màu, không mùi vị mà cũng có tính chất đó là nước. Hầu hết dân ta đều không biết về tính chất của những thứ mình cho vào cơ thể (ăn, uống, tiêm truyền…) nên tưởng tốt mà hoá là xấu. Càng chi tiết về tính chất của thức ăn nước uống thì chúng ta càng biết để điều chỉnh, dùng cho phù hợp.
Vậy chúng có những tính chất nào?
Chúng ta hay thấy tài liệu đông y nói đến tính vị hay âm dương vd như khí ôn, vị mặn, tính bình, vị tân. Những tính vị này có đủ để cho chúng ta hình dung được sự tác động của thức ăn đến cơ thể như nào không? Theo tôi là sơ sài. Tính bình, tính ôn, tính hàn chỉ để nói về mức nóng lạnh, hàn nhiệt của thức ăn. Vì tân, vị mặn là để nói về ngũ vị. Ngoài tính nóng lạnh hàn nhiệt và ngũ vị ra thì còn rất nhiều tính chất nữa.
Lâu nay, các bạn cũng thấy Trạng Down hay nói âm âm dương dương. Vậy âm dương là gì? Thật là quá nhiều khái niệm và tính chất phải không? Nóng có phải là dương không? Mặn có phải là dương không? Tại sao 2 cái đều gọi là dương lại khác nhau.. vân vân và mây mây.
Từ âm dương là từ phổ quát, kiểu tóm cả 1 mớ ngầm hiểu vào 1 từ. Thành ra, âm dương là kiểu nói thế mà hoá ra không phải thế. Âm dương mang tính tượng trưng, nghĩa không ở từ ngữ mà ở sự hiểu. Thế nên, thường nó sẽ mâu thuẫn, không thống nhất, mơ hồ, là do người nói nói một ý mà người đọc hiểu một ý. Chúng ta càng chi tiết được từ âm dương ra bao nhiêu thì càng rõ về âm dương dược tính của đồ ăn bấy nhiêu.
Âm dương là sự phân chia mọi thứ thành 2 phe, 2 bên, 2 thể, còn mỗi phe, mỗi bên là gì thì cần phải chi tiết hơn. Âm dương có thể là thăng giáng, cũng có thể là hàn nhiệt. Âm dương là từ tượng trưng phổ quát, ứng với mỗi trường hợp mà nghĩa của từ đó lại được hiểu theo hoàn cảnh hay cách khác nhau. VD Âm dương có thể hiểu là thăng giáng, cũng có khi hiểu là hàn nhiệt, đôi khi là vào ra hoặc có thể là bổ tả.
Để nói về âm dương, chúng ta không thể nói khơi khơi kiểu trên mây được mà ẩn dưới đó (âm dương) phải rõ ràng rành mạch về các cặp phạm trù. Nói về âm dương là nói về các cặp phạm trù đối lập, là cặp phạm trù nào. Âm dương chỉ là cái bình, còn cái ruột là rượu gì thì chính là cặp phạm trù nào. Bình giống nhau nhưng rượu khác nhau.
Các cặp phạm trù như thăng – giáng, nóng – lạnh, vào – ra … gọi là các cặp âm dương hay các cặp phạm trù đối lập. Cặp phạm trù nào cũng có 2 vế đối lập, 2 vế đó gọi chung là âm dương. Càng tìm được nhiều các cặp phạm trù về một thức, một sự việc, một đối tượng thì sự nhìn của chúng ta về chúng càng rõ, càng chi tiết. Và tất nhiên, một thức thì có nhiều cặp âm dương.
Âm dương có thể là nói về hình (trên cao dưới thấp, tròn dài, cứng mềm) cũng có thể nói về khí (hàn nhiệt, thăng giáng…). Âm dương trong thực dưỡng quan sát về hình, còn đông y quan sát về khí. Hình và khí là biểu hiện lẫn nhau, liên quan nhau. Ở đây ta xét sự ảnh hưởng của hình hoặc khí lên cơ thể. Xu hướng làm cơ thể bị như thế nào là tính chất của âm dương.
Theo tôi, các tính chất này vd hàn, nhiệt, thăng giáng, ly tâm hướng tâm là chỉ về tính chất của khí, về xu hướng của năng lượng. Có thể minh hoạ chúng bằng vector lực vd như hướng lên hay xuống, dài hay ngắn, to hay nhỏ, vào hay ra (ly tâm- hướng tâm), xanh hay đỏ… Tôi gọi đây là bản đồ âm dương. Áp cái này vào đồ ăn thức uống thì chúng ta sẽ rõ ràng về tính chất hay sự tác động của thức ăn đến cơ thể và nhìn vào đây chúng ta sẽ biết kết hợp các thức như thế nào cho phù hợp, thức nào nên dùng trong trường hợp nào.
Sau đây là 10 cặp phạm trù mà tôi tự tổng hợp, cũng có thể chưa được đủ để nói về một thức, mới chỉ nghĩ được vậy.
THĂNG GIÁNG (LÊN XUỐNG)
LY TÂM – HƯỚNG TÂM (VÀO - RA, PHÁT HÃN – CỐ SÁP)
HÀN - NHIỆT (NÓNG – LẠNH)
MẠNH NHẸ (CƯỜNG ĐỘ)
NHANH CHẬM (tốc độ: HOẠT - TRỄ)
NGẮN DÀI (thời gian: NHANH – LÂU)
NÔNG SÂU (TRONG - NGOÀI, BIỂU – LÝ)
KHÔ ƯỚT (TÁO THẤP)
BỔ TẢ (BỒI BỔ - CÔNG PHẠT)
KINH ÂM, KINH DƯƠNG
Bài đầu này mới chỉ là bài giới thiệu. Các bài sau sẽ đi chi tiết về từng cặp phạm trù. Phải nói là dài nên phải chia nhỏ.
Có bao nhiêu bạn hứng thú với chủ đề này?