NGƯỜI GIÀ NÊN ĂN ÂM HAY DƯƠNG HƠN
NGƯỜI GIÀ NÊN ĂN ÂM HAY DƯƠNG HƠN
Nhân vụ xì căng bum trích dẫn sách vừa rồi, nói đốt mấy quyển sách gối đầu giường của giới thực dưỡng quá là dại vì quá động chạm. Nhưng hãy thử nghĩ xem.
Sách nói "người già nên ăn âm hơn", bạn hiểu câu này như nào?
Có thể hiểu theo các cách sau
Ăn âm hơn cũng có thể chọn ăn nhiều đồ ngọt hơn, nhiều hoa quả hơn, món nước hơn... Nếu ăn vậy, theo các bạn có tốt cho người già, đã sức cùng kiệt không? Theo tôi ăn thế này thì "ông bà già ĐI nhanh lắm"
Ăn âm hơn cũng có thể chọn ăn những thứ mềm hơn, nát hơn, nhạt hơn, dễ tiêu hơn. Điều này nghe có vẻ đúng vì đây là những món dễ tiêu hơn. Nhưng lại đúng nửa vời bởi mềm hơn, nát hơn, dễ tiêu hơn có thể là những món mà năng lượng có tính trễ, lạnh, ly tâm kiểu như bún. Chọn cách này thì "ông bà già ĐI cũng nhanh lắm"
Vậy người già nên ăn dương hơn? Cũng không phải. Bởi sức người già không còn khỏe, tính lửa trong bụng không còn nhiều nên không thể tiêu hóa những thức ăn dương - rắn chắc, cứng, bền vững.
Vậy người già ăn kiểu gì, vừa âm vừa dương? Nghe thật là cùn nhưng đúng là vậy. Nhưng không phải lẫn lộn như thế mà cần hiểu cái gì âm cái gì dương.
Nói người già dương hơn, người co ngót, xương khớp co ngót là cái nhìn về hình, chỉ là một nửa vấn đề. Người già đang suy kiệt, ly tán mất năng lượng dần đến tịnh diệt nên cũng có thể nói người già âm hơn. Mà dựa vào cái một nửa sự thật đó để nói người già nên ăn âm hơn cũng chỉ là cách nói nửa vời, đầy nhầm lẫn.
Người già (và cả người trẻ mà ốm bệnh) nên ăn thứ mềm, dễ tiêu (âm về hình), nhưng năng lượng nhiều, đã được lôi ra bên ngoài để dễ hấp thu, tính hoạt (dương về khí) và có tính hướng tâm (dương về khí). Có quyển sách nào nói cho bạn điều này không?