NGẢI CỨU NÓNG HAY LẠNH
Nhiều bạn hỏi em uống ngải cứu có sợ nóng không? Đây là nỗi nghi ngại có lẽ của nhiều người. Cũng không biết từ đâu mọi ng lại cho rằng ngải cứu nóng. Có thể khi ăn thấy cay và đắng, có thể ăn xong thấy người phừng phừng hay sung quá. Dù có thể có tất cả những điều đó thì không có nghĩa là nóng. Cay không có nghĩa là nóng.
Vậy nóng là gì?
Như bài NÓNG TRONG có nói, nóng là một trạng thái tắc nghẽn của khí huyết hay sự trào ra (ly tâm) của lực dương. Đúng là thông thường cay có liên hệ đến nóng vì cay là ly tâm (âm). Nhưng ly tâm (âm) thì lại chia ra 2 dạng là bốc lên trên hay hướng xuống dưới. Những thứ vừa ly tâm vừa bốc lên trên thì sẽ gây ra nóng ở khía cạnh ly tâm lực dương như ớt tiêu tỏi rượu. Nên có nhiều người ăn mấy thứ này sẽ bị nhiệt mụn và không khỏe. Nhưng cũng có những thứ cay nhưng không gây ra các hiện tượng như vậy vd như gừng, cải, mù tạt. Những thứ ly tâm mà hướng xuống lại làm thông tắc lưu thông khí huyết tốt. Gừng được coi là ôn ấm chứ không gây nóng trong. Tuy nhiên, những thứ như gừng, cải, mù tạt, có tính ly tâm mạnh nên cũng cần phải biết cách dùng. Ly tâm là một tính tả, cần hạn chế bớt tính ly tâm để biến nó thành bổ và lợi dụng được tính hoạt của nó làm lưu thông khí huyết. Nếu các thức hướng tâm đứng 1 mình thì nó cũng rất có hại bởi nó quá tĩnh và bất động, chính nó lại là nguồn cơn gây ra nóng (tắc, ứ trệ). Thế nên việc kết hợp âm dương là cần thiết. Kết hợp thì không chỉ là thức âm kết hợp với thức dương mà cách chế biến để một thức dương trở nên âm (vd hà thủ ô, trà bancha) hoặc một thức âm trở lên dương (vd gừng) cũng là một cách kết hợp âm dương.
Nói riêng về ngải, chúng ta có thể thấy dân gian dùng ngải vắt lấy nước uống để hạ sốt. Ở vai trò này thì ngải lạnh, có tính bổ khí có thể dùng hạ sốt được. Nhưng sách cũng có nói ngải nóng. Đó là lá ngải khô. Như vậy, ở tùy từng trường hợp và cách chế biến mà ngải nóng hay lạnh. Để nó trở thành một thứ tốt thì người ta sẽ phải chế biến nó về điểm cân bằng nhất có thể, có thể hiểu là không nóng không lạnh hay không còn tính tả tính độc, chỉ có tính bổ và ai cũng có thể dùng được. Những thứ này có tính bổ, chính là bổ khí huyết hay bổ chính khí. Khi sử dụng các thức này thì sẽ đưa cơ thể về trạng thái cân bằng hay vùng cân bằng của cơ thể được mở rộng hơn hay có nghĩa là cơ thể khỏe hơn để không bị lệch khỏi vị trí cân bằng khi gặp bất lợi.
Trong phái thực dưỡng hay có kiểu để 3 năm. Đó là khoảng thời gian để một thứ trở nên bớt dương hoặc bớt âm để trở về trạng thái cân bằng. Đông y cũng như vậy, vd vỏ quýt phải để lâu năm. Về cơ bản thì cao ngải cứu khá cân bằng, ai cũng có thể dùng được. Bài sau nói về trà bancha.
Thiên nhiên ở đây hữu tình quá