MÒ MẪM – MAY RỦI – THỎA MÃN
MÒ MẪM – MAY RỦI – THỎA MÃN
Gần đây có một bài chữa ho, viêm mũi họng bằng tỏi + gừng + mật ong hấp cách thủy ăn hàng ngày được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Nhiều người cũng đã áp dụng và chia sẻ kết quả.
Trong đúng 1 tháng, có 58.130shares, 12k likes và 11k comment. Nhiều người thấy bài này nổi tiếng quá nên cũng copy về xào nấu và share lại. Có lẽ chưa bao giờ các pp chữa bệnh lại được share rộng rãi như bây giờ. Âu cũng là thời kỳ công nghệ. Người có chức danh share, người hành nghề share, người chả có chức danh hành nghề gì, chỉ là chuyên bán hàng qua mạng cũng viết và share, thằng như mình cũng share. Tất cả share ầm ầm, ào ào.
Tôi có hỏi Lương y Núi Xanh về bài này có hại gì không. Thầy nói không phủ nhận rằng nó có kết quả nhưng không có nghĩa nó không có hại. Giống như việc người ta thấy thuộc phiện tốt, có khả năng chữa bách bệnh và dùng nó thường xuyên. Bài này, đúng là tỏi kháng khuẩn, mật ong kháng khuẩn, tất cả các vị đều cực nóng kết hợp với nhau. Có thể trước mắt không có vấn đề gì nhưng lâu dài thì không ổn. Thầy khuyên dùng bài hành.
Lại chia sẻ thêm với các bạn về hành với tỏi. Mấy lần tôi ăn cả bát hành sống, rồi hôm sau tôi lại ăn cả bát hành trộn vào cháo mà không hề bị nhiệt. Nhưng mỗi khi xào rau lang, tôi cho hành vào y rằng là hôm sau nhiệt miệng. Năng lượng của tỏi bốc mạnh và sâu hơn hành rất nhiều. Năng lượng của hành nổi, nhanh tắt nên không để lại nóng bên trong, chỉ thông khí huyết rồi hết luôn còn tỏi thì rất âm ỉ nên sẽ gây nóng trong.
Ngày trước tôi cũng dùng rượu tỏi, loại ngâm lâu ngày với rượu và cả loại ngâm trong ngày rồi vớt ra theo bên công thức của Nhận Điện (ý là nhẹ hơn so với ngâm để lâu), mỗi ngày có 1 thìa và tôi cũng bị nhiệt hết miệng. Tuy nhiên tỏi đen thì ok. Nếu ai đã làm tỏi đen, trong quá trình ủ, bạn có thể cảm thấy dộ sộc của tỏi bốc lên mạnh thế nào. Trong nhiều ngày như vậy mới có thể (ly tâm - nóng) bớt, ngoài ra việc nên men cũng chuyển hóa. Như vậy ăn vào mới không gây nóng trong.
Về mật ong, nó là thứ đường cực âm, cực bốc vì nó là mật của hoa - thứ cao nhất và âm nhất của cây. Về năng lượng và dinh dưỡng có thể nhiều nhưng ly tâm mạnh. Thế nên mật ong rất nóng. Mật ong không thể nào ăn nhiều. Thông thường, một thìa cafe mỗi ngày cũng không vấn đề gì nhưng nếu ăn quá nhiều chắc chắn sẽ nóng trong.
Sau đó tôi lại tiếp tục hỏi về việc trẻ em không muốn ăn hành. Thầy nói, trẻ em, trẻ sơ sinh như một tờ giấy trắng, bất kể cái gì mới chúng đều không quen, ngay cả sữa chúng cũng không quen mà phải tập dần để chúng quen. Chỉ có người lớn mới có khái niệm đắng khó uống, nước lá lẩu khó uống, không thích đắng chỉ thích ngọt, thuốc bắc khó uống; còn trẻ thì vị nào cũng thích mà vị nào cũng không thích. Cái gì quen thì thích mà cái gì lạ thì từ chối. Cần phải tập cho trẻ làm quen với ngũ vị, kể cả đắng, cay. Thầy lấy vị dụ người Huế ăn rất cay nhưng người Bắc sao ăn được như vậy. Vì họ không quen ăn cay. Cái gì cũng phải tập cả. Việc này rất có ý nghĩa, vì đa phần các vị thuốc tự nhiên đều “khó uống”. Mà chữa bệnh thì phải qua thuốc không chữa bằng phép hay sao. Không chỉ vậy, việc ăn đa dạng các vị giúp cơ thể cân bằng.
Con người ngày nay không biết ăn đắng mà lại thích ngọt, thích đồ chiên rán nên dễ mắc nhiều bệnh. Việc kiêng ngọt chỉ là một mặt của vấn đề, nó vừa tốt vừa xấu. Và kiêng ngọt quá cũng lại mất cân bằng. Biết ăn đắng sẽ thấy cái ngon của vị đắng.
Với trẻ em, xay nhuyễn cho vào khăn vắt lấy nước, có thể hòa thêm mật mía hoặc thậm chí mật ong vào hành. Nhưng thầy thích mật ong hơn vì tôn trọng con ong. Hoặc cũng có thể đun nước sôi đổ vào nước hành cho loãng bớt và hòa thêm mật để dễ uống. Đặc hay loãng thì cũng ngần ấy nước hành chỉ có nhiều hơn thì uông làm nhiều lần. Tất nhiên công dụng của hành thì kém tỏi nhưng không phải cứ mạnh là tốt. Với trẻ em người ta còn dùng củ kiệu, hành nén để nhẹ hơn so với hành tím dùng cho người lớn.
Thầy nói thật buồn cho người Việt, họ chữa bệnh theo kiểu MÒ MẪM – MAY RỦI - THỎA MÃN.
Thầy kể một câu chuyện về 2 trường hợp bị ho. Một đứa bé sinh ra đã yếu, khí huyết hư, cứ lạnh là nó bị ho mà thầy phải châm cứu và cho uống thuốc mãi. Một người lớn bị ho dai dẳng mấy tháng mà thầy chỉ bày cách đánh gừng, ăn hành, ăn chanh nướng chấm muối mà khỏi mà không cần làm gì. Đứa bé bị ho mà không phải là ho. Nó có tiếng ho là vì khí huyết quá kém, phối yếu nên cứ lạnh là cơ thể phản ứng chống lại lạnh nên ho. Trường hợp này muốn hết ho, hết bị ảnh hưởng bởi thời tiết thì phải làm cho phổi khỏe lên, nghĩa là khí huyết phải mạnh lên. Còn trường hợp người lớn kia, khí huyết không hư như vậy, chỉ bị nhiễm lạnh vào phổi, chỉ cần tán hàn là sẽ hết. Thế nên trường hợp đứa bé phải chữa rất lâu còn người lớn thì chỉ cần “làm phép” cũng khỏi.
Thầy nói tùy bệnh bốc thuốc, mà không chỉ vậy mà còn phải có liều lượng. Đây người ta cứ an tâm áp dụng một cách vô tội vạ, một cách may rủi.
Nhân tiện việc gần đây có quá nhiều, gọi là nhan nhản các mẹo hay pp chữa bệnh được share và việc có một số khách hàng mà tôi chả biết gọi là thế nào. Thế nên viết bài này.
Một bạn khách bảo ăn món của tôi làm bị đau bụng. Tối rồi còn phải vào bệnh viện xét nghiệm các kiểu nhưng không ra bệnh gì. Bạn bảo bạn không ăn gì lạ, chỉ có món của tôi là lạ. Bạn thừa nhận bạn đau bụng kiểu bị lạnh bụng đi ngoài nhưng lại không đi được, và thường xuyên bị lạnh người. Tôi hỏi bạn đã xoa dầu hay đánh gừng chưa thì bạn bảo chưa. Sáng hôm sau tôi hỏi bạn thế nào. Bạn bảo bạn xoa dầu và đi ngủ. Chắc là hết đau thì mới ngủ được. Hôm sau bạn chuyển sang đái dắt và buốt. Bạn lại đi xét nghiệm và người ta kết luận bạn viêm tiết niệu và bàng quang và cho bạn về uống kháng sinh. Bạn ấy và cả bác sĩ không biết tại sao viêm (nếu đúng là viêm) và người ta chỉ biết cho kháng sinh. Sức khỏe bạn ấy thì rất kém. Đó là cách chữa mò mẫm.
Nào là chữa nhiệt bằng dán miếng tỏi vào, chữa suy giãn tĩnh mạch bằng quả cau, chữa hở van tim bằng đắp đỗ xanh, chữa tiểu đường bằng cỏ chân vịt… Ôi! Thật thần kỳ! Không hiểu dựa theo nguyên lý nào, cơ sở nào nhưng nó có kết quả với một ai đó và được phổ biến. Người ta không biết nguyên nhân bị nhiệt là gì nhưng thấy dịt miếng tỏi vào khỏi có nghĩa là bệnh đã khỏi. Người ta không biết tại sao bị suy giãn tĩnh mạch nhưng uống nước sắc quả cau thấy hết và người ta bảo quả cau chữa khỏi bệnh giãn tĩnh mạch… Đó là cách chữa may rủi
Trò chuyện với thầy Sơn – Lương y Núi Xanh, người có 30 năm hành nghề y, chữa trị nhiều ca bệnh khó. Thầy chữa tất cả các bệnh chỉ bằng 1 cách là làm mạnh khí huyết lên bằng châm cứu và ai cũng uống cùng một bài thuốc. Khi bệnh nhân đến kêu đau đầu, đau chân… Thầy nói thầy chả quan tâm đến đau đầu hay đau chân như thế nào vì thầy biết thừa nó đau và tại sao đau. Thầy hoàn toàn có thể làm hết đau đầu, đau chân ngay nhưng thầy không chữa bởi thầy nói căn nguyên của bệnh là khí huyết suy nên phủ tạng bị tổn thương. Nếu thầy chữa hết đau đầu, đau chân thì bệnh vẫn còn vì khí huyết vẫn hư, phủ tạng vẫn tổn thương. Chữa như vậy là chữa ngọn. Muốn khỏi phải chữa gốc là làm khí huyết mạnh lên, phủ tạng phục hồi. Chữa cái ngọn bệnh nhân thấy khỏi mà chủ quan và nhận thức sai lầm về bệnh.
Ngày nay, hầu hết mọi người chỉ muốn nhanh nhanh hết đau mà chả muốn động tay chân. Chỉ lo hết cái ngọn, cái hiệng tượng mà không ai nghĩ đến cái gốc là khí huyết. Thế nên người người đã quen với việc vài hôm là khỏi bằng thuốc tây, thuốc giảm đau, thuốc ức chế thần kinh, mẹo này mẹo kia. Còn bác sĩ thì cũng chỉ chú trọng làm sao cho bệnh nhân hết đau là thành công trong khi cơ thể thì suy kiệt không lo mà phục hồi. Đó là cách chữa thỏa mãn. Thỏa mãn cả bệnh nhân lẫn bác sĩ.
Không có một cơ thể nào khỏe mạnh, hết bệnh nếu khí huyết đã hư và phủ tạng đã suy. Cũng không có một bài thuốc hay phương pháp chữa bệnh nào bền vững và có kết quả lâu dài nếu không lấy khí huyết làm cơ sở.
Gần đây có một bài chữa ho, viêm mũi họng bằng tỏi + gừng + mật ong hấp cách thủy ăn hàng ngày được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Nhiều người cũng đã áp dụng và chia sẻ kết quả.
Trong đúng 1 tháng, có 58.130shares, 12k likes và 11k comment. Nhiều người thấy bài này nổi tiếng quá nên cũng copy về xào nấu và share lại. Có lẽ chưa bao giờ các pp chữa bệnh lại được share rộng rãi như bây giờ. Âu cũng là thời kỳ công nghệ. Người có chức danh share, người hành nghề share, người chả có chức danh hành nghề gì, chỉ là chuyên bán hàng qua mạng cũng viết và share, thằng như mình cũng share. Tất cả share ầm ầm, ào ào.
Tôi có hỏi Lương y Núi Xanh về bài này có hại gì không. Thầy nói không phủ nhận rằng nó có kết quả nhưng không có nghĩa nó không có hại. Giống như việc người ta thấy thuộc phiện tốt, có khả năng chữa bách bệnh và dùng nó thường xuyên. Bài này, đúng là tỏi kháng khuẩn, mật ong kháng khuẩn, tất cả các vị đều cực nóng kết hợp với nhau. Có thể trước mắt không có vấn đề gì nhưng lâu dài thì không ổn. Thầy khuyên dùng bài hành.
Lại chia sẻ thêm với các bạn về hành với tỏi. Mấy lần tôi ăn cả bát hành sống, rồi hôm sau tôi lại ăn cả bát hành trộn vào cháo mà không hề bị nhiệt. Nhưng mỗi khi xào rau lang, tôi cho hành vào y rằng là hôm sau nhiệt miệng. Năng lượng của tỏi bốc mạnh và sâu hơn hành rất nhiều. Năng lượng của hành nổi, nhanh tắt nên không để lại nóng bên trong, chỉ thông khí huyết rồi hết luôn còn tỏi thì rất âm ỉ nên sẽ gây nóng trong.
Ngày trước tôi cũng dùng rượu tỏi, loại ngâm lâu ngày với rượu và cả loại ngâm trong ngày rồi vớt ra theo bên công thức của Nhận Điện (ý là nhẹ hơn so với ngâm để lâu), mỗi ngày có 1 thìa và tôi cũng bị nhiệt hết miệng. Tuy nhiên tỏi đen thì ok. Nếu ai đã làm tỏi đen, trong quá trình ủ, bạn có thể cảm thấy dộ sộc của tỏi bốc lên mạnh thế nào. Trong nhiều ngày như vậy mới có thể (ly tâm - nóng) bớt, ngoài ra việc nên men cũng chuyển hóa. Như vậy ăn vào mới không gây nóng trong.
Về mật ong, nó là thứ đường cực âm, cực bốc vì nó là mật của hoa - thứ cao nhất và âm nhất của cây. Về năng lượng và dinh dưỡng có thể nhiều nhưng ly tâm mạnh. Thế nên mật ong rất nóng. Mật ong không thể nào ăn nhiều. Thông thường, một thìa cafe mỗi ngày cũng không vấn đề gì nhưng nếu ăn quá nhiều chắc chắn sẽ nóng trong.
Sau đó tôi lại tiếp tục hỏi về việc trẻ em không muốn ăn hành. Thầy nói, trẻ em, trẻ sơ sinh như một tờ giấy trắng, bất kể cái gì mới chúng đều không quen, ngay cả sữa chúng cũng không quen mà phải tập dần để chúng quen. Chỉ có người lớn mới có khái niệm đắng khó uống, nước lá lẩu khó uống, không thích đắng chỉ thích ngọt, thuốc bắc khó uống; còn trẻ thì vị nào cũng thích mà vị nào cũng không thích. Cái gì quen thì thích mà cái gì lạ thì từ chối. Cần phải tập cho trẻ làm quen với ngũ vị, kể cả đắng, cay. Thầy lấy vị dụ người Huế ăn rất cay nhưng người Bắc sao ăn được như vậy. Vì họ không quen ăn cay. Cái gì cũng phải tập cả. Việc này rất có ý nghĩa, vì đa phần các vị thuốc tự nhiên đều “khó uống”. Mà chữa bệnh thì phải qua thuốc không chữa bằng phép hay sao. Không chỉ vậy, việc ăn đa dạng các vị giúp cơ thể cân bằng.
Con người ngày nay không biết ăn đắng mà lại thích ngọt, thích đồ chiên rán nên dễ mắc nhiều bệnh. Việc kiêng ngọt chỉ là một mặt của vấn đề, nó vừa tốt vừa xấu. Và kiêng ngọt quá cũng lại mất cân bằng. Biết ăn đắng sẽ thấy cái ngon của vị đắng.
Với trẻ em, xay nhuyễn cho vào khăn vắt lấy nước, có thể hòa thêm mật mía hoặc thậm chí mật ong vào hành. Nhưng thầy thích mật ong hơn vì tôn trọng con ong. Hoặc cũng có thể đun nước sôi đổ vào nước hành cho loãng bớt và hòa thêm mật để dễ uống. Đặc hay loãng thì cũng ngần ấy nước hành chỉ có nhiều hơn thì uông làm nhiều lần. Tất nhiên công dụng của hành thì kém tỏi nhưng không phải cứ mạnh là tốt. Với trẻ em người ta còn dùng củ kiệu, hành nén để nhẹ hơn so với hành tím dùng cho người lớn.
Thầy nói thật buồn cho người Việt, họ chữa bệnh theo kiểu MÒ MẪM – MAY RỦI - THỎA MÃN.
Thầy kể một câu chuyện về 2 trường hợp bị ho. Một đứa bé sinh ra đã yếu, khí huyết hư, cứ lạnh là nó bị ho mà thầy phải châm cứu và cho uống thuốc mãi. Một người lớn bị ho dai dẳng mấy tháng mà thầy chỉ bày cách đánh gừng, ăn hành, ăn chanh nướng chấm muối mà khỏi mà không cần làm gì. Đứa bé bị ho mà không phải là ho. Nó có tiếng ho là vì khí huyết quá kém, phối yếu nên cứ lạnh là cơ thể phản ứng chống lại lạnh nên ho. Trường hợp này muốn hết ho, hết bị ảnh hưởng bởi thời tiết thì phải làm cho phổi khỏe lên, nghĩa là khí huyết phải mạnh lên. Còn trường hợp người lớn kia, khí huyết không hư như vậy, chỉ bị nhiễm lạnh vào phổi, chỉ cần tán hàn là sẽ hết. Thế nên trường hợp đứa bé phải chữa rất lâu còn người lớn thì chỉ cần “làm phép” cũng khỏi.
Thầy nói tùy bệnh bốc thuốc, mà không chỉ vậy mà còn phải có liều lượng. Đây người ta cứ an tâm áp dụng một cách vô tội vạ, một cách may rủi.
Nhân tiện việc gần đây có quá nhiều, gọi là nhan nhản các mẹo hay pp chữa bệnh được share và việc có một số khách hàng mà tôi chả biết gọi là thế nào. Thế nên viết bài này.
Một bạn khách bảo ăn món của tôi làm bị đau bụng. Tối rồi còn phải vào bệnh viện xét nghiệm các kiểu nhưng không ra bệnh gì. Bạn bảo bạn không ăn gì lạ, chỉ có món của tôi là lạ. Bạn thừa nhận bạn đau bụng kiểu bị lạnh bụng đi ngoài nhưng lại không đi được, và thường xuyên bị lạnh người. Tôi hỏi bạn đã xoa dầu hay đánh gừng chưa thì bạn bảo chưa. Sáng hôm sau tôi hỏi bạn thế nào. Bạn bảo bạn xoa dầu và đi ngủ. Chắc là hết đau thì mới ngủ được. Hôm sau bạn chuyển sang đái dắt và buốt. Bạn lại đi xét nghiệm và người ta kết luận bạn viêm tiết niệu và bàng quang và cho bạn về uống kháng sinh. Bạn ấy và cả bác sĩ không biết tại sao viêm (nếu đúng là viêm) và người ta chỉ biết cho kháng sinh. Sức khỏe bạn ấy thì rất kém. Đó là cách chữa mò mẫm.
Nào là chữa nhiệt bằng dán miếng tỏi vào, chữa suy giãn tĩnh mạch bằng quả cau, chữa hở van tim bằng đắp đỗ xanh, chữa tiểu đường bằng cỏ chân vịt… Ôi! Thật thần kỳ! Không hiểu dựa theo nguyên lý nào, cơ sở nào nhưng nó có kết quả với một ai đó và được phổ biến. Người ta không biết nguyên nhân bị nhiệt là gì nhưng thấy dịt miếng tỏi vào khỏi có nghĩa là bệnh đã khỏi. Người ta không biết tại sao bị suy giãn tĩnh mạch nhưng uống nước sắc quả cau thấy hết và người ta bảo quả cau chữa khỏi bệnh giãn tĩnh mạch… Đó là cách chữa may rủi
Trò chuyện với thầy Sơn – Lương y Núi Xanh, người có 30 năm hành nghề y, chữa trị nhiều ca bệnh khó. Thầy chữa tất cả các bệnh chỉ bằng 1 cách là làm mạnh khí huyết lên bằng châm cứu và ai cũng uống cùng một bài thuốc. Khi bệnh nhân đến kêu đau đầu, đau chân… Thầy nói thầy chả quan tâm đến đau đầu hay đau chân như thế nào vì thầy biết thừa nó đau và tại sao đau. Thầy hoàn toàn có thể làm hết đau đầu, đau chân ngay nhưng thầy không chữa bởi thầy nói căn nguyên của bệnh là khí huyết suy nên phủ tạng bị tổn thương. Nếu thầy chữa hết đau đầu, đau chân thì bệnh vẫn còn vì khí huyết vẫn hư, phủ tạng vẫn tổn thương. Chữa như vậy là chữa ngọn. Muốn khỏi phải chữa gốc là làm khí huyết mạnh lên, phủ tạng phục hồi. Chữa cái ngọn bệnh nhân thấy khỏi mà chủ quan và nhận thức sai lầm về bệnh.
Ngày nay, hầu hết mọi người chỉ muốn nhanh nhanh hết đau mà chả muốn động tay chân. Chỉ lo hết cái ngọn, cái hiệng tượng mà không ai nghĩ đến cái gốc là khí huyết. Thế nên người người đã quen với việc vài hôm là khỏi bằng thuốc tây, thuốc giảm đau, thuốc ức chế thần kinh, mẹo này mẹo kia. Còn bác sĩ thì cũng chỉ chú trọng làm sao cho bệnh nhân hết đau là thành công trong khi cơ thể thì suy kiệt không lo mà phục hồi. Đó là cách chữa thỏa mãn. Thỏa mãn cả bệnh nhân lẫn bác sĩ.
Không có một cơ thể nào khỏe mạnh, hết bệnh nếu khí huyết đã hư và phủ tạng đã suy. Cũng không có một bài thuốc hay phương pháp chữa bệnh nào bền vững và có kết quả lâu dài nếu không lấy khí huyết làm cơ sở.