KHỞI NGUYÊN CỦA MUỐI
Vấn đề này thuộc phạm trù ÂM DƯƠNG mà âm dương ở đây không theo khái niệm quen thuộc mà chúng ta vẫn thường nghe như dương thăng, âm giáng hay nóng lạnh. ÂM DƯƠNG đề cập ở đây thuộc hệ phái thực dưỡng nói về vấn đề chiều hướng của lực với định nghĩa rằng
DƯƠNG thì HƯỚNG TÂM - CO RÚT
ÂM thì LY TÂM – TRƯƠNG NỞ
Với khái niệm này thì sẽ có những thức
- vừa hướng tâm - co rút (dương) vừa thăng (dương)
- vừa hướng tâm - có rút (dương) vừa giáng (âm)
- vừa ly tâm - trương nở (âm) vừa thăng (dương)
- vừa ly tâm - trương nở (âm) vừa giáng (âm)
Đó là quan hệ giữa âm dương trong thực dưỡng & âm dương của đông y.
Co rút thì dẫn đến hiện tượng gì?
Có rút thì làm cứng đặc, lắng đọng, tắc nghẽn, ứ trệ, không nhu nhuyễn, chết cứng…
Cùng một chất (vd thịt luộc hoặc thịt nướng thì đều là thịt, muối dương hoặc muối âm thì đều mặn như nhau) nhưng với các tính chất lực (âm dương) khác nhau thì sẽ có những tác động khác nhau đến cơ thể.
Đó là một vài khái niệm để chúng ta bắt đầu câu chuyện.
Muối và lửa là 2 thứ quan trọng nhất trong thực dưỡng nhưng dường như không có tài liệu nào đầy đủ về hai thứ này, cũng không có một bài giảng chi tiết nào để mọi người có thể nương theo. Tất cả vẫn đang dùng một cách mò mẫm, mù mờ, hóng hớt.
PHẦN 1: KHỞI NGUYÊN CỦA MUỐI
Tất cả chúng ta đều biết muối là thành phần thiết yếu trong bữa ăn, ảnh hưởng của nó rất lớn đối với chúng ta, và số lượng muối trong bữa ăn phải điều chỉnh cẩn thận. Nhưng
- Ta biết gì về muối?
- Tại sao ta lại cần muối?
- Tại sao muối lại DƯƠNG (có tính co rút)?
- Muối cần cho chúng ta, vậy thì uống nước biển có hại không?
Đó là những điều ta tự hỏi. Khi đã trả lời được câu hỏi ấy thì sẽ được rất nhiều ích lợi.
Muối (vốn là hợp chất của hai phân tử Sodium(Na) và Chlore(Cl)) không phải là một thứ gia vị. Nguồn gốc của nó rất liên quan mật thiết đến nguồn gốc loài người. Chúng ta không thể nào sống mà không nhờ đến muối. Chúng ta hãy trở lại nguồn gốc hoá-vật của trái đất. Có một thời hành tinh của chúng ta bao phủ bởi những khí quyển: đó là hydrogen(H) và oxygen(O2). Hydrogen (nguyên tử số 1) thì rất dương, trọng lượng nguyên tử của nó là một. Oxy (nguyên tử số 8) thì âm, trọng lượng nguyên tử của nó là 16. Vì lẽ đó, sự thu hút của hai khí ấy rất lớn và về sau Trái Đất được nước (H20) bao phủ, nước ấy trong và tinh khiết. Vì kim khí chưa được hợp thành và lúc ấy nước biển (nước mặn) cũng chưa có.
Trái Đất vốn luôn luôn phải chịu một sức ép vì nó nằm ở trung tâm của đường xoắn ốc của vũ trụ vô biên. Trái Đất càng đi sâu vào phía trung tâm của đường xoắn ốc, sức ép lại càng lớn hơn. Vì thế đáy biển trở thành nơi tập trung của một sức ép lớn lao ở vào những chiều sâu ấy, nhiệt độ lên cao bởi sức ép (dương) làm tăng nhiệt độ (Dương) khi mọi yếu tố khác bằng nhau. (Trái đất càng dương hơn theo thời gian nghĩa là nhiệt độ càng tăng hơn theo thời gian nhưng các yếu tố khác thì vẫn thế). Vả lại sự chuyển động (dương ) bao giờ cũng có vì quả đất luôn luôn di chuyển. Tất cả những yếu tố Dương ấy hợp lại một yếu tố dương khác tức là thời gian, để tạo nên hai phân tử do nước mà ra. Nước là mẹ của mọi kim khí. Trong số mọi kim khí này có Sodium(Na) dương và Chloren(Cl) âm.
Na+Cl=NaCl(muối)
Nhiều nhà khoa học ước tính tuổi của trái đất bằng cách cách đo lường muối dưới biển khi đã cho rằng muối là do đá hoa cương ở đất mà ra. Kỳ thực chúng ta cũng biết rằng muối được tạo nên do sự biến chất của nước.
Chính vào lúc ấy đời sống các sinh vật được phát triển dưới đáy biển. Vì protein đã được tạo nên bằng cách thức tương tự như cách thức tạo nên muối. Với thời gian, biển trở nên mặn hơn và sự việc ấy đã ảnh hưởng đến các loại động vật đang phát triển. Loại sứa chẳng hạn, được sinh ra khi nước biển còn tinh khiết. Nhưng vì lối tiến triển ấy vẩn cứ tiếp tục, những loài cá khác được phát triển và cứ như thế mãi đến sau cùng loài có vú mới xuất hiện. Trong loại có vú này có cả tổ tiên chúng ta. Vậy di sản chúng ta chính là muối. Khi tổ tiên chúng ta rời khỏi biển cả để đi đây đó trên mặt đất họ đã mang "đại dương" theo. Chúng ta có thể nói rằng họ đã biến đổi "ngoại cảnh" tức là nước biển thành "nội cảnh " tức là máu. Máu và mồ hôi chúng ta đều mặn. Sự thật thì những dòng máu của chúng ta chỉ là hình thức khác của nước biển mà thôi. Sự tạo nên ở bên trong của chúng ta kỳ thực chỉ là một phản ánh của đại dương. Chúng ta cần muối để sống điều ấy rất dễ hiểu. Có một lượng muối rất nhỏ trong các thức ăn thiên nhiên như rau, lúa nhưng lượng muối đó không đủ cho chúng ta sống. Vì vậy chúng dùng muối để phụ vào thức ăn. Với thời gian, sự biến hoá của nước biển đã trở nên quá mặn đối với chúng ta. Tỷ lệ muối đã thay đổi quá nhiều nên muối có thể làm hại chúng ta.
Vậy chúng ta cần chừng nào muối? Sự thật, câu trả lời chỉ có một giới hạn tương đối vì mỗi chúng ta đều khác nhau và nhu cầu mỗi cá nhân cũng thay đổi hàng ngày. Tuy nhiên nói một cách đại cương, chúng ta có thể chỉ dẩn sau đây tuỳ độ tuổi hoặc tuỳ ở phái nam hay nữ. Số muối trung bình cần cho mỗi người cần cho mỗi ngày là một muỗng cafe. Số lượng đó có thể bớt đi vào mùa nóng hay chúng ta ở vào tình trang Dương. Số muối có thể tăng lên chút đỉnh về mùa lạnh hay nếu chúng ta ở vào tình trang âm. Ở độ cao hơn người ta cần nhiều muối hơn. Muối phải nên được dung hoà với dầu và giữ cho chúng ta khỏi khát và khỏi lôi cuốn bởi thức ăn âm. Tuy nhiên lạm dụng muối và dầu sẽ tạo nên những tình trạng bất thường.
Các bé sơ sinh vốn đã dương (khí dương), chúng chẳng cần đến muối. Chín tháng trong bụng mẹ, bào thai sống bằng khí huyết mẹ (một thức ăn ở bên trong tức là dương). khi chào đời, sữa là thức ăn rất thích hợp của trẻ sơ sinh (sữa vốn âm). Một số cha mẹ thấy con mình ít hoạt động bèn cho thêm muối và thức ăn để dương hoá cho mau, thật là lầm lẫn. Kỳ thực sự lạm dụng muối làm cho người ta bớt hoạt động. Lúc ban đầu không được cho trẻ sơ sinh dùng chút muối nào. Về sau muối sẽ được dần dần thêm vào thức ăn khi phải đợi cho đứa bé hai tuổi mới cho một lượng muối vừa phải. Và phải nhớ rằng cho nó một số lượng nước đầy đủ để làm số muối thừa trở nên vô hiệu.
Nhiều người dùng số lượng muối quá nhiều cốt để dương hoá cho mau. Khi làm như thế, họ đã quên rằng mọi bề mặt đều có bề lưng. Các bạn thử đưa một ngón tay ra đằng trước cho thật thẳng rồi uốn công lại từ từ, đó là hành động dương. Nhưng các bạn để ý rằng trong khi các bạn làm như vậy, phía ngoài của ngón tay bạn đang căng lên và cử động này là âm. Nếu không giữ được sự thăng bằng thích ứng của âm dương, sự mềm dẻo bị thiệt hại. Người nào dùng muối quá nhiều sẽ bị cứng, cóng tay chân, thận teo lại và làm cho con người trở nên ương ngạnh, bướng bỉnh. Vì vậy đừng cho các em bé dùng muối dù nó chậm biết đi. Sự thật là nếu đứa bé chậm biết đi, như vậy càng tốt.
Thời gian là dương, chúng ta có thể nhận thấy, hậu quả của thời gian là những người già cả: người teo lại, da nhăn nheo. Vì người già cả dương lắm rồi, họ nên dùng ít muối hơn và dùng nhiều thức ăn âm hơn.
Phái nữ cũng quan hệ trong việc định đoạt số lượng muối thích ứng. Người đàn bà vốn thuộc về thể dương, mặc dù họ là hiện thân của âm. Chúng ta đã hiểu điều này một khi chúng ta quen với các nghịch thường của vô song nguyên lý. Ở bên trong về sinh lý, người đàn bà vốn là dương, họ nhỏ con hơn đàn ông, họ muốn thu hút tất cả về họ (tinh yêu đối với chồng con chẳng hạn, và một khi họ nỗi cơn giận chắc hẳn là họ chẳng bao giờ quên được. Bộ phận sinh dục của nữ cũng ở bên trong (tức là dương). Vốn là Dương họ tìm kiếm và thu hút âm, họ ăn những thức ăn âm và trở thành âm.
Nam phái thì trái ngược lại, vốn sinh ra người đàn ông thuộc âm, bộ phận sinh dục nam phái ở bên ngoài, họ phóng đãng hơn, và sự phát triển của cái thai (đứa con trai) đến sớm hơn đưa con gái trong bụng mẹ. Tất cả những sự ấy cho ta thấy thể chất ban đầu của nam phái là âm, và vì thế họ đi tìm dương, thu hút dương và trở thành dương. Đàn ông nên dùng nhiều muối hơn đàn bà. Đàn bà không bao giờ nên ăn thịt, bởi vì thể chất của họ vốn đã dương rồi. Nhưng tiếc thay phụ nữ thời nay lại ưa thích thịt, thói quen ấy đã mất một biệt tánh mà trời phú cho họ - Eva.
Trong thịt có nhiều muối, nếu suốt đời ta ăn thịt hoặc cha mẹ chúng ta dùng nhiều thịt thì chúng ta nên dùng ít muối. Người dùng ngũ cốc thì nên dùng một số lượng muối trung bình, người ăn rau phải dùng nhiều muối hơn, và người ăn trái cây phải dùng nhiều muối hơn nữa để làm mất hiệu năng acide trong trái cây. Mỗi lần chúng ta ăn trái cây chúng ta nên rảy ít muối lên, như vậy sẽ làm đậm đà hơn và muối đó sẽ hóa giải bớt tác dụng âm của trái cây. Những người dùng thức ăn có chất hoá học phải cần đến muối, nhưng khó mà duy trì được sự thăng bằng với thức ăn này. Trong trường hợp này, nếu muối dùng quá nhiều rất có thể gây nên một phản ứng giữa chất hoá học và muối, và sự phản ứng này có thể gây thêm tai hại.
Tạ Hải tổng hợp
DƯƠNG thì HƯỚNG TÂM - CO RÚT
ÂM thì LY TÂM – TRƯƠNG NỞ
Với khái niệm này thì sẽ có những thức
- vừa hướng tâm - co rút (dương) vừa thăng (dương)
- vừa hướng tâm - có rút (dương) vừa giáng (âm)
- vừa ly tâm - trương nở (âm) vừa thăng (dương)
- vừa ly tâm - trương nở (âm) vừa giáng (âm)
Đó là quan hệ giữa âm dương trong thực dưỡng & âm dương của đông y.
Co rút thì dẫn đến hiện tượng gì?
Có rút thì làm cứng đặc, lắng đọng, tắc nghẽn, ứ trệ, không nhu nhuyễn, chết cứng…
Cùng một chất (vd thịt luộc hoặc thịt nướng thì đều là thịt, muối dương hoặc muối âm thì đều mặn như nhau) nhưng với các tính chất lực (âm dương) khác nhau thì sẽ có những tác động khác nhau đến cơ thể.
Đó là một vài khái niệm để chúng ta bắt đầu câu chuyện.
Muối và lửa là 2 thứ quan trọng nhất trong thực dưỡng nhưng dường như không có tài liệu nào đầy đủ về hai thứ này, cũng không có một bài giảng chi tiết nào để mọi người có thể nương theo. Tất cả vẫn đang dùng một cách mò mẫm, mù mờ, hóng hớt.
PHẦN 1: KHỞI NGUYÊN CỦA MUỐI
Tất cả chúng ta đều biết muối là thành phần thiết yếu trong bữa ăn, ảnh hưởng của nó rất lớn đối với chúng ta, và số lượng muối trong bữa ăn phải điều chỉnh cẩn thận. Nhưng
- Ta biết gì về muối?
- Tại sao ta lại cần muối?
- Tại sao muối lại DƯƠNG (có tính co rút)?
- Muối cần cho chúng ta, vậy thì uống nước biển có hại không?
Đó là những điều ta tự hỏi. Khi đã trả lời được câu hỏi ấy thì sẽ được rất nhiều ích lợi.
Muối (vốn là hợp chất của hai phân tử Sodium(Na) và Chlore(Cl)) không phải là một thứ gia vị. Nguồn gốc của nó rất liên quan mật thiết đến nguồn gốc loài người. Chúng ta không thể nào sống mà không nhờ đến muối. Chúng ta hãy trở lại nguồn gốc hoá-vật của trái đất. Có một thời hành tinh của chúng ta bao phủ bởi những khí quyển: đó là hydrogen(H) và oxygen(O2). Hydrogen (nguyên tử số 1) thì rất dương, trọng lượng nguyên tử của nó là một. Oxy (nguyên tử số 8) thì âm, trọng lượng nguyên tử của nó là 16. Vì lẽ đó, sự thu hút của hai khí ấy rất lớn và về sau Trái Đất được nước (H20) bao phủ, nước ấy trong và tinh khiết. Vì kim khí chưa được hợp thành và lúc ấy nước biển (nước mặn) cũng chưa có.
Trái Đất vốn luôn luôn phải chịu một sức ép vì nó nằm ở trung tâm của đường xoắn ốc của vũ trụ vô biên. Trái Đất càng đi sâu vào phía trung tâm của đường xoắn ốc, sức ép lại càng lớn hơn. Vì thế đáy biển trở thành nơi tập trung của một sức ép lớn lao ở vào những chiều sâu ấy, nhiệt độ lên cao bởi sức ép (dương) làm tăng nhiệt độ (Dương) khi mọi yếu tố khác bằng nhau. (Trái đất càng dương hơn theo thời gian nghĩa là nhiệt độ càng tăng hơn theo thời gian nhưng các yếu tố khác thì vẫn thế). Vả lại sự chuyển động (dương ) bao giờ cũng có vì quả đất luôn luôn di chuyển. Tất cả những yếu tố Dương ấy hợp lại một yếu tố dương khác tức là thời gian, để tạo nên hai phân tử do nước mà ra. Nước là mẹ của mọi kim khí. Trong số mọi kim khí này có Sodium(Na) dương và Chloren(Cl) âm.
Na+Cl=NaCl(muối)
Nhiều nhà khoa học ước tính tuổi của trái đất bằng cách cách đo lường muối dưới biển khi đã cho rằng muối là do đá hoa cương ở đất mà ra. Kỳ thực chúng ta cũng biết rằng muối được tạo nên do sự biến chất của nước.
Chính vào lúc ấy đời sống các sinh vật được phát triển dưới đáy biển. Vì protein đã được tạo nên bằng cách thức tương tự như cách thức tạo nên muối. Với thời gian, biển trở nên mặn hơn và sự việc ấy đã ảnh hưởng đến các loại động vật đang phát triển. Loại sứa chẳng hạn, được sinh ra khi nước biển còn tinh khiết. Nhưng vì lối tiến triển ấy vẩn cứ tiếp tục, những loài cá khác được phát triển và cứ như thế mãi đến sau cùng loài có vú mới xuất hiện. Trong loại có vú này có cả tổ tiên chúng ta. Vậy di sản chúng ta chính là muối. Khi tổ tiên chúng ta rời khỏi biển cả để đi đây đó trên mặt đất họ đã mang "đại dương" theo. Chúng ta có thể nói rằng họ đã biến đổi "ngoại cảnh" tức là nước biển thành "nội cảnh " tức là máu. Máu và mồ hôi chúng ta đều mặn. Sự thật thì những dòng máu của chúng ta chỉ là hình thức khác của nước biển mà thôi. Sự tạo nên ở bên trong của chúng ta kỳ thực chỉ là một phản ánh của đại dương. Chúng ta cần muối để sống điều ấy rất dễ hiểu. Có một lượng muối rất nhỏ trong các thức ăn thiên nhiên như rau, lúa nhưng lượng muối đó không đủ cho chúng ta sống. Vì vậy chúng dùng muối để phụ vào thức ăn. Với thời gian, sự biến hoá của nước biển đã trở nên quá mặn đối với chúng ta. Tỷ lệ muối đã thay đổi quá nhiều nên muối có thể làm hại chúng ta.
Vậy chúng ta cần chừng nào muối? Sự thật, câu trả lời chỉ có một giới hạn tương đối vì mỗi chúng ta đều khác nhau và nhu cầu mỗi cá nhân cũng thay đổi hàng ngày. Tuy nhiên nói một cách đại cương, chúng ta có thể chỉ dẩn sau đây tuỳ độ tuổi hoặc tuỳ ở phái nam hay nữ. Số muối trung bình cần cho mỗi người cần cho mỗi ngày là một muỗng cafe. Số lượng đó có thể bớt đi vào mùa nóng hay chúng ta ở vào tình trang Dương. Số muối có thể tăng lên chút đỉnh về mùa lạnh hay nếu chúng ta ở vào tình trang âm. Ở độ cao hơn người ta cần nhiều muối hơn. Muối phải nên được dung hoà với dầu và giữ cho chúng ta khỏi khát và khỏi lôi cuốn bởi thức ăn âm. Tuy nhiên lạm dụng muối và dầu sẽ tạo nên những tình trạng bất thường.
Các bé sơ sinh vốn đã dương (khí dương), chúng chẳng cần đến muối. Chín tháng trong bụng mẹ, bào thai sống bằng khí huyết mẹ (một thức ăn ở bên trong tức là dương). khi chào đời, sữa là thức ăn rất thích hợp của trẻ sơ sinh (sữa vốn âm). Một số cha mẹ thấy con mình ít hoạt động bèn cho thêm muối và thức ăn để dương hoá cho mau, thật là lầm lẫn. Kỳ thực sự lạm dụng muối làm cho người ta bớt hoạt động. Lúc ban đầu không được cho trẻ sơ sinh dùng chút muối nào. Về sau muối sẽ được dần dần thêm vào thức ăn khi phải đợi cho đứa bé hai tuổi mới cho một lượng muối vừa phải. Và phải nhớ rằng cho nó một số lượng nước đầy đủ để làm số muối thừa trở nên vô hiệu.
Nhiều người dùng số lượng muối quá nhiều cốt để dương hoá cho mau. Khi làm như thế, họ đã quên rằng mọi bề mặt đều có bề lưng. Các bạn thử đưa một ngón tay ra đằng trước cho thật thẳng rồi uốn công lại từ từ, đó là hành động dương. Nhưng các bạn để ý rằng trong khi các bạn làm như vậy, phía ngoài của ngón tay bạn đang căng lên và cử động này là âm. Nếu không giữ được sự thăng bằng thích ứng của âm dương, sự mềm dẻo bị thiệt hại. Người nào dùng muối quá nhiều sẽ bị cứng, cóng tay chân, thận teo lại và làm cho con người trở nên ương ngạnh, bướng bỉnh. Vì vậy đừng cho các em bé dùng muối dù nó chậm biết đi. Sự thật là nếu đứa bé chậm biết đi, như vậy càng tốt.
Thời gian là dương, chúng ta có thể nhận thấy, hậu quả của thời gian là những người già cả: người teo lại, da nhăn nheo. Vì người già cả dương lắm rồi, họ nên dùng ít muối hơn và dùng nhiều thức ăn âm hơn.
Phái nữ cũng quan hệ trong việc định đoạt số lượng muối thích ứng. Người đàn bà vốn thuộc về thể dương, mặc dù họ là hiện thân của âm. Chúng ta đã hiểu điều này một khi chúng ta quen với các nghịch thường của vô song nguyên lý. Ở bên trong về sinh lý, người đàn bà vốn là dương, họ nhỏ con hơn đàn ông, họ muốn thu hút tất cả về họ (tinh yêu đối với chồng con chẳng hạn, và một khi họ nỗi cơn giận chắc hẳn là họ chẳng bao giờ quên được. Bộ phận sinh dục của nữ cũng ở bên trong (tức là dương). Vốn là Dương họ tìm kiếm và thu hút âm, họ ăn những thức ăn âm và trở thành âm.
Nam phái thì trái ngược lại, vốn sinh ra người đàn ông thuộc âm, bộ phận sinh dục nam phái ở bên ngoài, họ phóng đãng hơn, và sự phát triển của cái thai (đứa con trai) đến sớm hơn đưa con gái trong bụng mẹ. Tất cả những sự ấy cho ta thấy thể chất ban đầu của nam phái là âm, và vì thế họ đi tìm dương, thu hút dương và trở thành dương. Đàn ông nên dùng nhiều muối hơn đàn bà. Đàn bà không bao giờ nên ăn thịt, bởi vì thể chất của họ vốn đã dương rồi. Nhưng tiếc thay phụ nữ thời nay lại ưa thích thịt, thói quen ấy đã mất một biệt tánh mà trời phú cho họ - Eva.
Trong thịt có nhiều muối, nếu suốt đời ta ăn thịt hoặc cha mẹ chúng ta dùng nhiều thịt thì chúng ta nên dùng ít muối. Người dùng ngũ cốc thì nên dùng một số lượng muối trung bình, người ăn rau phải dùng nhiều muối hơn, và người ăn trái cây phải dùng nhiều muối hơn nữa để làm mất hiệu năng acide trong trái cây. Mỗi lần chúng ta ăn trái cây chúng ta nên rảy ít muối lên, như vậy sẽ làm đậm đà hơn và muối đó sẽ hóa giải bớt tác dụng âm của trái cây. Những người dùng thức ăn có chất hoá học phải cần đến muối, nhưng khó mà duy trì được sự thăng bằng với thức ăn này. Trong trường hợp này, nếu muối dùng quá nhiều rất có thể gây nên một phản ứng giữa chất hoá học và muối, và sự phản ứng này có thể gây thêm tai hại.
Tạ Hải tổng hợp