KHOAI SỌ
KHOAI SỌ
Khoai sọ là củ rất quí, mình thường dùng nó nấu với kê, cũng có thể nấu canh hoặc làm bánh. Tuy nhiên khoai sọ khá khó để, rất nhanh hỏng. Thế nên mùa khoai sọ rất ngắn. Muốn ăn quanh năm thì phải làm thế nào. Vừa rồi, mình đã thử đem khoai sọ và bí đó - là 2 thứ hay nấu với kê - phơi rồi sấy khô giòn, rồi đem nấu, thấy khoai sọ bở và ngon; còn bí đỏ thì làm hoa quả sấy giòn hợp hơn chứ đem nấu thì nó không bở nữa.
Sau đây là bài tổng hợp về khoai sọ
Khoai sọ thường dùng để chế biến nhiều món canh rất ngon như canh khoai sọ nấu sườn, canh cua khoai sọ, canh khoai sọ rau rút hoặc rau muống… Ít người biết rằng củ khoai sọ dân dã rẻ tiền đó lại là vị thuốc có thể chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo.
Theo các chuyên gia về đông y, khoai sọ chứa một hợp chất giúp tái tạo tế bào, tăng sự trao đổi chất nên trong dân gian thường dùng cao khoai sọ đắp vào vị trí bị u bướu, ung nhọt. Khoảng 10 ngày kiên trì đắp cao khoai sọ, khối u sẽ teo hết.
Khoai sọ có nơi còn gọi là khoai môn, nhưng nhiều địa phương phân biệt giống khoai có củ nhỏ là khoai sọ, còn giống có củ to được gọi là khoai môn. Bài viết này chỉ để đề cập đến tính chất chữa bệnh của giống khoai sọ củ nhỏ.
Theo khoa học hiện đại, khoai sọ có rất nhiều công dụng chữa bệnh, nhưng do dùng dưới dạng thô chưa tinh chế nên cần phải sử dụng lâu dài thì hiệu quả sẽ thấy rõ rệt.
Khoai sọ chứa một lượng kali khá lớn, giúp kiểm soát mức huyết áp đồng thời hạn chế nguy cơ bị cao huyết áp. Lượng chất xơ dồi dào trong khoai sọ giúp nhuận tràng, thải cặn bã ra khỏi cơ thể nhanh chóng.
Trong 100g khoai sọ có 1,5g chất xơ, đáp ứng được 27% lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày. Chất xơ này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột, đại tràng, thải độc và làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể
Hàm lượng vitamin C và B6 dồi dào trong khoai sọ giúp cơ thể tăng đề kháng, chống lão hóa. Trong khoai sọ có chứa hơn 17 loại acid amin rất cần thiết cho cơ thể. Khoai sọ còn chứa omega-3 và 6 rất tốt với tim mạch, góp phần ngăn ngừa ung thư cũng như phòng tránh bệnh tật nói chung.
Khoai sọ chứa một hợp chất giúp tăng tái tạo tế bào, làm cho cơ tế bào hoạt động mạnh, tăng tốc độ trao đổi chất, giúp duy trì sự tươi trẻ, làm cho da trơn láng và giữ độ ẩm. Chính lý do này khiến người Nhật Bản gọi khoai sọ là “cội nguồn của tuổi trẻ từ thiên nhiên”.
Theo y học cổ truyền, khoai sọ là thực phẩm lành tính, bổ dưỡng có tính bình, vị cay ngọt, vào 3 kinh tỳ (lá lách), vị (dạ dày) và đại tràng.
Cả 3 kinh này đều đảm nhiệm chức năng tiêu hóa thức ăn. Khoai sọ chữa được tất cả chứng bệnh về hệ tiêu hóa như đau dạ dày, chán ăn, tiêu hóa kém, đầy bụng, ợ hơi, đi ngoài phân lỏng, hay bị đau bụng….
Khoai sọ bổ tỳ, vị nên giúp tăng chất lượng dịch vị tiêu hóa, kết hợp với lượng chất xơ phong phú sẽ giúp quét sạch ruột, ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại, trực tràng.
Một công dụng rất đặc biệt nữa của khoai sọ là khả năng tán khối kết, tiêu u. Nó có công dụng tiêu độc ở các khối u nhọt nói chung và thậm chí trong một số trường hợp có tác dụng đối với cả khối u ung thư.
Một trong những ứng dụng tuyệt vời của tính năng này là cao khoai sọ dùng để chữa những chỗ bị sưng đau, khối u, khối hạch, mịn nhọt, chấn thương đụng giập, bong gân, đau khớp, bó xương gãy, đắp vào chỗ bị gout…
Khoai sọ có tác dụng trị táo bón, nhuận tràng, chống suy nhược cơ thể, chống tiêu khát và hỗ trợ viêm thận.
Khoai sọ vốn là thực phẩm quen thuộc, được chế biến thành nhiều món ngon được mọi người ưa chuộng. Vào những ngày hè nóng nực, một bát canh cua khoai sọ nấu với rau rút, rau muống cũng đủ để giải nhiệt cơ thể bởi hương vị ngọt đằm mà thanh mát.
Khoai sọ chứa nhiều tinh bột, chất xơ, đường, lipid, nhiều a-xít amin và các khoáng chất (Ca, P, Fe) tốt cho cơ thể. Khoai sọ được đánh giá là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người.
Những công dụng chữa bệnh khác của khoai sọ:
CHỐNG TÁO BÓN, GIÚP NHUẬN TRÀNG
Trong khoai sọ có nhiều chất xơ, các hạt tinh bột giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn. Những người bị táo bón thường xuyên có thể dẫn đến bệnh trĩ, do đó để giúp điều trị táo bón, nhuận tràng hơn, chúng ta có thể sử dụng khoai sọ hàng ngày. Bạn có thể luộc hoặc dùng khoai sọ để nấu canh.
HỖ TRỢ TRỊ VIÊM THẬN
Không chỉ giàu chất xơ, trong khoai sọ còn chứa cả vitamin và phốt pho tạo điều kiện tốt chữa những người bị viêm thận. Bạn có thể dùng khoai sọ trong thực đơn hàng ngày như nấu với rau muống, canh thịt… nhưng nêm gia vị nhạt hơn so với những người bình thường.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khoai sọ nấu với gạo thành cháo, có thể cho thêm một chút đường sẽ có tác dụng phòng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mãn tính.
NGĂN NGỪA SUY NHƯỢC CƠ THỂ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng từ gluxit được đưa vào mỗi ngày nên chiếm 60 - 70% tổng năng lượng. Trong khi đó, khoai sọ chứa nhiều gluxit giúp cung cấp nhiều năng lượng, góp phần nuôi dưỡng tế bào thần kinh và chống suy nhược cơ thể.
Nhất là đối với người mới ốm dậy, người bị gầy, có dấu hiệu suy nhược cơ thể thì nên dùng canh khoai sọ móng giò hay khoai sọ nấu thịt sẽ giúp cơ thể mau chóng phục hồi.
GIÚP TIÊU KHÁT, GIẢI NHIỆT
Mùa hè luôn làm chúng ta cảm thấy khát và cơ thể luôn cần một lượng nước hơn bình thường. Chính vì vậy bạn có thể dùng khoai sọ để nấu với cua và rau muống giúp tăng cường sức khỏe, tiêu khát, giải nhiệt trước thời tiết nóng bức, khó chịu.
Ngoài ra, lá khoai sọ tính mát, vị cay, có tác dụng cầm mồ hôi, chữa ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy. Hoa khoai sọ tính bình, vị the có khả năng chữa đau dạ dày, sa tử cung, sa trực tràng… Bên cạnh đó, cuống lá khoai sọ còn được sử dụng để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, điều hòa chức năng tiêu hóa…