HOA QUẢ
HOA QUẢ
Có lẽ đây là chủ đề gây tranh cãi nhất giữa các trường phái. Có quá nhiều các quan điểm trường phái trái ngược nhau về hoa quả. Thực dưỡng thì cho rằng không nên ăn hoa quả nhiều, thậm chí có nhóm còn chả bao giờ đụng vô, đụng vô là như trúng độc. Có trường phái thì ăn càng nhiều hoa quả càng tốt, ăn nấy được vì thấy tốt, đẹp da, chống lão hóa, bổ não bổ này nọ. Có trường phái dùng hoa quả để chữa bệnh. Thực hư ra sao?
Bạn thì theo trường phái nào?
Thật là khó để nói bên nào đúng sai vì tiêu chuẩn nào để nói là tốt hay đúng bây giờ? Vì bên nào cũng đưa ra bằng chứng để chứng minh tốt xấu cả.
Theo tôi thì chỉ có trải nghiệm mới biết được bởi lý thuyết hay một triết lý nào đó thì nó vẫn mãi chỉ là lý thuyết xám xịt và khó tin. Có những vấn đề có thể rút ra ngay kết luận sau vài lần trải nghiệm vd ăn chua thì ê răng nên suy ra ăn chua hại răng. Uống phan tả diệp thì xổ ruột nên có thể thấy phan tả diệp có tính thải độc mạnh. Uống cà gai leo thì một thời gian sau thấy lên mụn thì kết luận là thải độc mạnh. Nhưng có những vấn đề phải mất vài ba năm để biết được kết quả, mà không chỉ vậy, vài ba năm nó còn không rõ ràng hoặc lúc đó người ta không nghĩ đến do cái gì của mấy năm trước nữa, có quá nhiều thông tin nhiễu loạn thì làm sao bây giờ. Bạn đã bao giờ khỏi một bệnh nào đó sau một thời gian ăn uống áp dụng rất nhiều thứ rồi bạn không biết khỏi do cái gì nữa chưa. Khó là khó ở chỗ đó. Lúc này thì cần một phương pháp luận.
Có nhiều pp hay nhiều lăng kính để soi xét hoa quả để đưa ra kết luận tốt hoặc xấu. Điển hình nhất là thuyết về vitamin, chất này chất kia, tốt cho vấn đề này, bổ cho vấn đề kia. Các bạn có bao giờ tự hỏi vitamin là thứ chiếm bao nhiêu % trong cái quả đó không? Rồi vitamin nó có các xu hướng tính chất gì nữa không ngoài cái tính chất mà họ nói là tốt hay xấu đó?
Mới rồi có 1 bài về cháu bé uống 10-15 hộp sữa tươi mỗi ngày, và cháu phải đi cấp cứu vì bàn tay trắng bệnh, thiếu máu. Theo bài đó phân tích thì do có quá nhiều canxi, phốt pho nên ức chế việc hấp thu sắt. Giờ tui có thể cho đứa trẻ uống 1 thứ không có canxi, phốt pho và uống thêm cả bổ xung sắt mà vẫn thiếu máu thì quý vị nghĩ sao? Lúc đó chúng ta sẽ lại đi tìm một chất nào đó hay một người nào đó ép nó là kẻ gây án giống như bao vụ án cần phải có một người đóng vai hung thủ. Thì thôi, mỗi lăng kính có một cách nhìn, mỗi toàn án có một cách xét xử, tôi chỉ đang cung cấp thêm cho bạn một cách nhìn hay một công cụ điều tra mà thôi để có thể nhìn xa và tổng quát hơn.
Đó là lăng kính về dược tính hay âm dương
Về sữa, cho dù các bạn có tách lọc bỏ bớt canxi, phốt pho đi cho đúng chuẩn về hàm lượng các chất phù hợp với bé, thì đó cũng chỉ là một phần, còn bao nhiêu phần khác nữa để tạo lên sữa. Dược tính của sữa là hàn. Khi bị hàn lạnh thì không thể sinh ra máu huyết. Cho dù chúng ta có uống sắt thì sắt cũng thành phân mà thôi, làm gì có chuyện sắt từ bên ngoài mà chui luôn vào máu được, thế thì tiêm bố vào cho nhanh. Vấn để sinh ra máu là cả một quá trình phức tạp có sự tham gia của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nếu cơ thể hàn cả một quá trình lâu dài, khiến cho thức ăn không thể chuyển hóa sinh ra máu thì dẫn đến thiếu máu. Lấy vấn đề này để nói vì nó đang hot, và thực ra hoa quả có nhiều loại hàn lạnh. Nếu ăn nhiều loại hoa quả hàn lạnh, thì da dẻ cũng xanh xao nhợt nhạt, huyết áp tụt, tay chân lạnh.
Vậy hoa quả tốt hay xấu, có chữa bệnh được không?
Nói hoa quả xấu, gây bệnh thì cũng là sai. Với tôi, thực tế không thể phủ nhận rằng hoa quả có thể dùng để chữa bệnh, để bồi bổ, để cân bằng và để thưởng thức. Ví như những ngày nắng nóng này thì một số hoa quả là cứu cánh quá còn gì. Một số pp dùng sinh tố rau củ quả thậm chí là chỉ có quả để chữa bệnh, vd sinh tố dứa gừng để chữa vô sinh. Điều này là có thật. Việc dùng sinh tố rau củ quả để chữa bệnh là có thật và có tác dụng thật. Không giống như mấy thánh thực dưỡng thì nói nó gây ra bệnh, cấm không được đụng vô. Nhưng chi tiết hơn làm sao mà nó lại chữa được bệnh, và có gây ra vấn đề gì không thì còn nhiều thứ để nói (chắc phần sau). Nhưng cũng không thể nói hoa quả không gây ra các vấn đề như nóng, ngứa, mụn nhọt, phân tã nát, đầy bụng.. mà chính các bạn cũng trải nghiệm. Vậy thì chúng ta nhìn nhận hoa quả và sử dụng nó như thế nào mà thôi. Mà không chỉ hoa quả, tất cả các thứ khác cũng thế. Bài này viết là bởi vì một số người tôi thấy tay chân mồ hôi lạnh mà lại đi ăn cực kỳ nhiều hoa quả. Loại nào, như nào, bao nhiêu, bao lâu, trong trường hợp nào? Thật là còn giông dài! Hẹn bạn hồi sau, giờ phải lo bán sữa lấy tiền sống qua ngày đã. Có ai mua sữa thảo mộc không?
HOA QUẢ (Phần 2)
Từ âm dương nghe hơi xa xôi và hư cấu đối với thức ăn. Ăn thì cứ việc mà ăn thôi sao phải âm dương cho phức tạp. Có lẽ từ dược tính gần gũi và dễ chấp nhận hơn. Dù sao VN là nước Á Đông cũng quá quen với các loại lá lẩu thảo dược đông y.
Âm dương là từ hơi rộng. Cùng một từ nhưng trong trường phái khác nhau nghĩa khác nhau để chỉ cặp phạm trù, tính chất đối lập. Mà các cặp và tchat này thì cũng rất nhiều. Trong phái đông y các cặp quen thuộc thì âm là lạnh, giáng, trệ khí; dương là nóng, thăng, hoạt khí.
Trong phái thực dưỡng thì nghĩa sẽ khác, nhìn nhận theo cách khác nhưng cũng dùng từ âm dương.
Âm là ly tâm, tan rã, trương nở. Dương là hướng tâm, tụ kết, co rút lại.
Âm thì làm cho mọi thứ lới lỏng ra, không bị co kết, vón cục; làm mọi thứ dễ chuyển động. Nhưng âm cũng làm cho lực hay khí bị ly tán, bay biến và mất mát. Vì thế thành ra yếu mềm mất lực và tiêu biến. Giống như là bạn mở lọ nước hoa ra thì nó bay mất mùi. Việc mở nắp giống như là làm âm hoá lọ nước hoa (thay vì bịt kín đóng chặt lại - dương) và quá trình phát tán là một quá trình âm, việc mất tinh dầu giống như là mất khí. Âm là quá trình lớn lên, phát triển.
Dương thì làm cho mói thứ co chặt lại, gom lại, không bị nhũn nhão, không bị tan ra. Dương làm cho khí lực giữ lại, tụ lại và bền vững. Nhưng vì thế mà thành ta tụ kết, khó lưu thông chuyển động. Giống như là bạn gom hơi của tinh dầu tụ kết lại thành các giọt vậy. Quá trình tụ kết là một quá trình dương làm hình thành mọi thứ. Dương là quá trình bảo tồn, giữ lại và bền vững.
Lấy thêm ví dụ nữa. Một cục bột mà chúng ta thả vào nước hay đổ nước vô, gặp nước hoá âm nó tan bát và nhũn ra. Nó phát triển và to lên, trương nở ra nhưng yếu đi. Nếu đem cục bột đó sấy khô thì nó ngót đi, bé lại nhưng cứng rắn và khoẻ lên.
Quá trình âm dương nên là một quá trình cân bằng vì lệch bên nào cũng hỏng. Âm quá thì mất lực mất sức, yếu đi, ù lì. Thiếu âm thì lại còi cọc không phát triển. Dương quá thì tăng động, nói lắm, rồi co ngót quá gây tắc nghẽn u kết. Thiếu dương thì uể oải yếu mệt, xanh xao.
Dựa vào hình thái, vị trí, mùi vị, màu sắc ... mà người ta xếp hoa quả nào có mức độ âm dương như nào. Nếu dùng các thức âm quá, nhiều quá và trong thời gian dài sẽ làm ly tán mất khí bên trong, mất khí thì sinh ra lạnh bên trong. Và khi mất khí, mất dương thì giống như không còn năng lượng để vận hành.
Dựa vào tính chất âm dương thì thấy các thức âm như rau quả hoàn toàn có thể dùng để chữa các bệnh do thừa dương. Ngày nay, con người ăn uống thường bị dương quá do dùng nhiều đạm và muối (các thức dương) nên gây ra các bệnh dương u kết, tắc nghẽn, đóng cặn như u, ung thư, mỡ máu, gout, sỏi thận, cường giáp. Trường hợp này xảy ra đối với người ăn mặn. Đó là lý do có thể dùng sinh tố rau quả chữa bệnh được. Nó đóng vai trò thông tắc, phá u kết, thải độc, làm sạch hệ tuần hoàn và đường ruột. Điều này là có thật và việc này không có gì xấu.
Tuy nhiên, có 2 điều tuy nhiên. Một là cũng là các biểu hiện bệnh trên hay bệnh trên nhưng lại được hình thành theo kiểu khác. Ăn các thức quá âm làm ly tán hết khí. Khí ko còn thì bên trong lạnh, lực dương bên trong cũng không còn để vận hành, cũng gây ra tắc nghẽn u kết, đóng cặn. Trường hợp này xảy ra với những người ăn chay. Chúng ta có thể gặp rất nhiều ngừoi ăn chay cũng bị gout, sỏi thận, mỡ máu... mặc dù không ăn đạm động vật và ăn cũng rất nhạt. Trường hợp này mà dùng rau quả (vốn đã ly tâm & lạnh) thì hiệu quả không cao và có thể tệ hơn vì càng ngày càng lạnh. Trường hợp này cần dùng các thức dương ấm nóng nhiều sinh khí phù hợp hơn.
Tuy nhiên thứ 2 là dùng các thức ly tâm (âm này) giống như là dùng tàu phá băng ở giai đoạn đầu. Nó là các thức tả (ly tâm khí lực) nên không nên dùng trường kỳ. Cần phải biết điểm dừng nếu không cơ thể sẽ chuyển qua giai đoạn khác - tắc nghẽn, u kết do mất khí lực. Thế nên cách chữa dùng rau quả (thức ly tâm - tả) này ban đầu có thể tốt mà về sau chưa chắc tốt, thậm chí hại. Lời khuyên là nếu dùng nên dùng một khoảng thời gian có hạn. Bao lâu thì hiện mình cũng chưa nghiên cứu được, có thể 1 năm, 3 năm sẽ chuyển qua giai đoạn khác. Nhiều người có sở thích thói quen uống các loại lá lẩu như mật gấu, chó đẻ để mát gan có thể sẽ khiến họ mắc nhiều chứng bệnh do u kết tắc nghẽn do lạnh.
Hiện nay rất nhiều người ở tình trạng lạnh trong nóng ngoài, cảm thấy bức bí, nóng, mụn bốc hoả nhưng tay chận lạnh, lạnh bụng. Trường hợp này không dùng hoa quả được.
Tóm lại, ở phần trên muốn nói 3 ý
- rau quả hầu hết có tính ly tâm và làm lạnh bên trong.
- Bệnh do quá âm hoặc quá dương sinh ra, 2 loại này nên có cách khác nhau.
- Dùng rau quả có thể chữa được nhưng cần biết đủ.
Thế thì trong cuộc sống có nên ăn rau hoa quả hay không. Tất nhiên là ăn. Tôi chưa bao giờ nói là không nên ăn. Tôi chỉ nói là ăn ở mức nào, đối tượng nào.
Vì tính chất của hầu hết hoa quả là ly tán và lạnh dù nó có bao nhiêu vitamin. Mà kể cả các vitamin cũng có các xu hướng tác dụng khác nhau mà chúng ta lại bỏ qua. Tính ly tán làm cho hệ tiêu hoá nhão ra, dần mất sức sống. Tính ly tán cũng làm cho khí mất dần đi rồi cũng dẫn đến lạnh. Ngoài ra bản thân một số hoa quả ngoài tính ly tán thì còn lạnh sẵn, nghĩa là làm tổn hao khí. Đại loại để nấu một cục nước đá thì bạn phải mất nhiệt(khí) nhiều hơn.
Ăn bao nhiêu thì tuỳ thuộc vào sức khỏe của người đó. Sức khỏe ở đây là mức lửa hay nhiệt lượng của người đó. Mà người ta hay nói là bụng yếu bụng khỏe. Thường những người lạnh tay chân thì bụng cũng yếu. Bụng yếu bụng lạnh giống như bạn chỉ có 1 cái bếp lửa lòm đòm. Thế thì cái nồi thức ăn k nên nấu nhiều. Nhiều thì không chín được và ứ trệ thiu thối sinh độc. Cách tốt nhất để biết mình đang ăn loại nào, bao nhiêu, có hợp với mình không là để ý đại tiện. Đại tiện màu xanh, đen, nát, ướt thì đang quá nhiều các thức lạnh & ly tâm. Cần hạn chế bớt rau hoa quả. Bớt rau hoa quả k có nghĩa là ăn nhiều thịt lên. Vì thịt nhiều quá cũng ko tiêu được.
Rau quả cũng có vai trò riêng của nó, với quan điểm của mình thì k thể thiếu. Vd đi ăn pizza thì cần ăn cùng salad, nhất là salad cần phải có ít rau thơm như húng, bạc hà.
Nên ăn rau thay vì ăn nhiều hoa quả. Ăn hoa quả chỉ nên ăn ở mức thưởng thức chơi chơi chứ k nên ăn nấy được để bổ, nhất là hoa quả vùng nhiệt đới. Tuy nhiên rau thì cũng thuộc dạng lạnh, ăn cũng vừa phải. Với người ăn mặn có thể kết hợp rau với thịt. Với người ăn chay bắt buộc cần có tamari & miso để tạo nhiệt, lửa bên trong và phá hàn lạnh của rau. Dùng làm nước chấm hoặc nêm nấu thay muối.
Các hoa quả vùng nhiệt đới vị ngọt thường có tính nóng nên hạn chế như xoài, mít, dứa, dưa hấu, chôm chôm, sầu riêng, mận, ổi ... các loại quả ngọt này ăn thì cảm giác nóng. Đúng là nóng thật nhưng đó là giai đoạn đầu. Về sau gây lạnh bên trong do ly tán dần. Giống như ban đầu bạn uống rượu thì thấy nóng, về sau sẽ thấy lạnh do mất khí.
Các loại quá lạnh và trệ khí như đu đủ, thanh long, cam, chanh cũng ko nên ăn nhiều.
Các loại hoa quả vùng ôn đới hoặc mùa đông có nhiều tính dương và tốt hơn như táo, lê.
Các loại như bưởi, nho, cherry thuộc dạng an toàn cân bằng.
Tóm lại đoạn trên muốn nói
- Hoa quả có nhiều loại, có những loại không nên ăn nhiều.
- Ăn bao nhiêu thì căn cứ vào tay chân có lạnh mồ hôi ko, đại tiện có ổn ko.
CÔNG THỨC CHUNG ĐỂ LÀM SINH TỐ NƯỚC ÉP
Về cơ bản, người không quá yếu lạnh thì 200ml sinh tố hay nước ép 1 ngày ok.
- Thức nóng kết hợp với lạnh vd xoài + bơ, mãn cầu + bơ. Tuy nhiên 2 thứ này đều ly tâm. Nói chung các loại quả ngọt kiểu xoài nên cho thêm chút chanh hay mơ muối lâu năm chanh hoặc mơ muối lâu năm hoặc nước của nó có tính dương (co rút, hướng tâm mạnh) sẽ hãm bớt tính ly tâm của hoa quả. Người nào bụng yếu ăn 1 trái xoài có thể 1 lúc sau đã chạy vào nhà vs bẹt bẹt. Cho mơ hoặc chanh muối lâu năm cthe sẽ ko bị vậy nữa.
- lấy các thức dương làm nền mà ở đây phổ biến là carot, táo bom, lê. Sau đó thêm các thức khác theo nhu cầu.
Vd 1 công thức nước ép rất tốt là (Carot+ táo bom) tạo vị ngọt và độ dương + (1 chút xíu củ dền đỏ). Vì củ dền lạnh nên k nên cho nhiều.
(Carot + táo ) + (rau mùi hoặc cần tây có tính bổ khí thải độc thận) + (chanh tươi có tính mát thải độc)
Có thê phối thêm ớt chuông xanh đỏ để tiêu mỡ, 1 chút mướp đắng giúp tiêu đạm động vật.
Có thể thêm chút gừng hoặc sả để giúp ấm bụng, bổ khí.
Carot + rau mùi tây ta hoặc cần tây cũng rất ok.
THAM KHẢO
HẬU QUẢ ĂN QUÁ NHIỀU NƯỚC ÉP: https://www.facebook.com/817496751717864/posts/1944103005723894/
PHỤ NỮ CÓ LỐI ĂN UỐNG NGUY HIỂM
https://www.facebook.com/817496751717864/posts/1875509062583289/
NUỐI DƯỠNG TRẺ EM https://www.facebook.com/bimatthucduong/posts/1646219182178946
THUYẾT TẠO MÁU P1: SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT https://www.facebook.com/bimatthucduong/videos/2455835434689374
THUYẾT TẠO MÁU P2: LỤC PHỦ NGŨ TẠNG
https://www.facebook.com/bimatthucduong/videos/1003526556706243