HẬU SẢN
HẬU SẢN
Một bệnh xảy ra sau sinh đối với phụ nữ có thể nói là rất phổ thông, nguy hiểm, phức tạp, khó chữa được mô tả trong đông y. Người ta nói cửa sinh cửa tử hay gái chửa cửa mả. Chủ đề này cũng là chủ đề dài. Câu chuyện phải bắt đầu từ khi có kế hoạch có con rồi đến mang bầu rồi đến sinh nở đến sau sinh và nuôi con. Giai đoạn nào cũng quan trọng.
Đông y là thứ rất sâu xa và uyên thâm nhưng cũng là thứ mà người thường không thể nắm bắt. Đôi khi tôi còn thấy đông y như một trò bịp & lừa đảo không khác gì chuyện cúng vong ở Ba Vàng. Người ta huyễn hoặc về bệnh, về triết lý, về phương thang làm cho ông thầy trở nên thần thánh và thuốc trở nên huyền bí. Đó là cách nhìn, cách biện luận, cách nói và cả cách chữa của đông y. Tôi thì muốn có cách tiếp cận vấn đề kiểu khác, công cụ khác, triết lý khác để sao cho người bình thường có thể nắm bắt và áp dụng được. Bởi tất cả những gì chúng ta làm trước khi đến thầy thuốc còn quan trọng và có sự tác động hơn cả những gì thầy thuốc làm sau đó.
Triết lý đó là gì?
Lấy khí huyết làm gốc.
Mọi vấn đề về bệnh tật đều có thể và chỉ có thể giải quyết được tận gốc dựa trên triết lý này. Nó như một tiên đề hay kim chỉ nam để bạn muốn làm gì thì làm miễn sao đừng chệch hướng. Nếu dùng triết lý này mà soi thì rất nhiều bài thuốc đông tây nam bắc y, mẹo chữa, các phương pháp mới hiện nay đáng liệt vào ma đạo.
NGƯỜI TA ĐÃ NÓI GÌ VỀ HẬU SẢN ?
Giống với giai đoạn tiền sản, sau khi sinh cơ thể người mẹ còn yếu kém nên thường mắc phải một số chứng bệnh cả về tâm lý và thể chất trong thời gian ở cữ, thường là 42 ngày kể từ ngày sinh. Nhóm bệnh lý này được gọi chung là bệnh hậu sản sau sinh.
BỆNH LÝ HẬU SẢN SAU SINH
Hậu sản sau sinh là một nhóm bệnh lý thường gặp cả về thể chất lẫn tinh thần
LÊN MÁU SẢN HẬU LÀ GÌ?
Đây là tình trạng huyết áp mẹ sau sinh bị ảnh hưởng (còn gọi là cao huyết áp sau sinh). Nếu sau khi sinh hơn 12 tuần mà huyết áp của bạn không trở lại bình thường thì được xác định là cao huyết áp.
Đại đa số tăng huyết áp là vô căn cứ và không xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Biến chứng của bệnh cao huyết áp sau sinh nếu không được phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả tốt rất có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
Dày thất trái, giãn thất phải, suy tim, bệnh mạch vành, tai biến mạch náo, bệnh lý về võng mạc, suy thận, tiểu đạm, bệnh lý mạch máu ngoại biên.
NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN
Các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể người mẹ thông qua ngõ âm đạo, cổ từ cung, các tổn thương ở cơ quan sinh dục trong quá trình sinh nở hoặc lây nhiễm từ dụng cụ đỡ đẻ khi sinh mổ…
Khi bị nhiễm khuẩn hậu sản, mẹ có thể gặp các trạng thái bệnh như: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, viêm phần phụ và dây chằng rộng, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch.
Triệu chứng ban đầu có thể mẹ bị sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, mưng mủ chỗ viêm nhưng nếu nặng sẽ bị sốt rất cao, rét run, hạ huyết áp…
BĂNG HUYẾT SAU SINH
Là một trong những tai biến sản khoa hay gặp nhất với nguy cơ cao trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ nếu không được cứu chữa kịp thời.
Triệu chứng khi băng huyết sau sinh là ra máu nhiều, khó cầm máu khiến mẹ bị mất máu gây choáng váng, da xanh nhợt nhạt, huyết áp giảm nhanh chóng, tay chân lạnh, đổ nhiều mồ hôi…
Có rất nhiều nguyên nhân gây băng huyết như tử cung yếu, nhiễm khuẩn ối, đẻ nhanh đặc biệt đẻ ở tư thế đứng, mẹ bị u xơ tử cung hoặc tử cung bị dị dạng…
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có sự can thiệp y tế sớm và kịp thời để giữ lại tính mạng cho người mẹ.
Sản dịch nếu kéo dài, ra quá ít hoặc quá nhiều… sẽ nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh. Vậy nên, các mẹ cần biết cách nhanh hết sản dịch, cũng như lưu ý trong sinh hoạt, nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe sau sinh.
CHỨNG SẢN GIẬT SAU SINH
Đây là một biến chứng khá nguy hiểm đối với thai phụ, nó thường xảy ra trong những ngày đầu sau sinh. Dấu hiệu của bệnh lý này là đau đầu, buồn nôn, co giật, ù tai, phù nề…
Ngay khi nhận thấy các triệu chứng trên mẹ cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt tránh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU SAU SINH
Nhiễm trùng đường tiết niệu xuất hiện khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường tiểu, thường là qua niệu đạo và gây nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể di chuyển tới thận và gây viêm thận.
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường được điều trị bằng kháng sinh. Trong trường hợp nặng, có thể truyền kháng sinh đường tĩnh mạch.
Nếu bạn đang cho con bú, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh phù hợp cho bạn. Có thể dùng thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau tùy từng trường hợp.
BẾ SẢN DỊCH SAU SINH
Bế sản dịch là hiện tượng sản dịch không thoát ra ngoài được, ứ đọng lại trong tử cung. Sản phụ bị bế sản dịch nếu can thiệp muộn có thể dẫn tới rối loạn đông máu, chảy máu không cầm, nguy hiểm đến tính mạng.
Nhằm phòng tránh hiện tượng bế sản dịch sau sinh ở lại trong buồng tử cung, phụ nữ sau khi sinh bắt buộc phải kiểm tra cổ tử cung để xem có những dấu hiệu bất thường nào không.
Khi nằm ngủ không nên nằm vắt chéo hai chân lên nhau vì điều này có thể khiến cho sản dịch bị ứ lại trong buồng tử cung và không thể chảy hết ra ngoài.
Bế sản dịch là một trong những bệnh hậu sản nghiêm trọng mẹ cần đề phòng
SỐT SAU SINH
Sốt hậu sản được định nghĩa là nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C kéo dài trên 24h sau khi sinh.
Thông thường, nếu chỉ sốt nhẹ ngay sau sinh thì là bình thường và rất phổ biến, nó sẽ tự dần biến mất kèm theo đó là cơ thể người mẹ được phục hồi.
Nếu sốt kéo dài từ ngày thứ 2 đến thứ 10 sau sinh thì đây được coi như là một dấu hiệu của nhiễm trùng. Mẹ cần phải được theo dõi và điều trị phù hợp.
ĐAU BỤNG DƯỚI
Nguyên nhân là trong quá trình sinh sản phụ bị mất máu quá nhiều, hoặc trước khi sinh thì cơ thể vốn huyết hư, lại thêm khi sinh mất máu quá nhiều, thì bào mạch hư không (trống rỗng).
Mẹ bị huyết thiếu khí nhược, vận hành uể oải vô lực, máu chảy không thông thoát và từ từ,đặc biệt là sinh ra đau bụng do hư trệ.
Khi người bệnh mắc chứng này, người bệnh có biểu hiện bụng dưới đau ngâm ngẩm, bụng mềm thích ấn, ác lộ (sản dịch) màu nhạt, lượng ít, đầu choáng váng mắt hoa.
Tim đập hồi hộp thất thường và không đều đặn, thắt lưng và mông sụt, trướng tức, chất lưỡi đỏ nhạt, mạch tế nhược ở người bệnh.
TÁO BÓN THỜI KỲ HẬU SẢN
Tâm lý sợ đau vì vết mổ sau sinh, vết rạch tầng sinh môn, làm không ít mẹ thấy sợ mỗi khi đi đại tiện. Hơn nữa, chế độ ăn quá bổ dưỡng, nhiều đạm, thiếu chất xơ, cũng góp phần làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.
Vì vậy, để phòng tránh táo tón, mẹ nên tích cực uống nhiều nước, chịu khó vận động nhẹ nhàng sau sinh, ăn nhiều hoa quả, rau củ giàu chất xơ.
Táo bón sau sinh cũng là một bệnh hậu sản đáng chú ý
ĐAU Ở VẾT KHÂU RẠCH TẦNG SINH MÔN
Rạch tầng sinh môn là thủ thuật khá phổ biến mà các mẹ bầu phải trải qua khi sinh thường. Tầng sinh môn có nhiều mạch máu, vì vậy vết khâu sau sinh thực tế rất mau lành chỉ cần được chăm sóc cẩn thận và sạch sẽ.
Vài ngày đầu sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy hơi đau và khó chịu mỗi khi vận động đi lại, nhưng đó là cảm giác đau vật lý hoàn toàn bình thường.
Vết thương ở tầng sinh môn rất dễ bị nhiễm khuẩn do vị trí ở nơi nhạy cảm. Khi phát hiện thấy dấu hiệu đau nhức, sưng tấy, phù nề, đau, ngứa ngáy hoặc có mùi hôi, đặc biệt là xuất hiện dịch mủ, mẹ nên thăm khám ngay.
BỆNH TRĨ THỜI KỲ HẬU SẢN
Bệnh trĩ trong thai kỳ nếu không trị dứt điểm rất dễ chuyển biến xấu sau khi sinh. Trong quá trình chuyển dạ, việc dùng sức rặn đẻ sẽ làm bệnh càng trầm trọng hơn.
Theo đó, trĩ sưng to khoảng 2-3 tuần sau sinh, gây cảm giác đau mỗi khi bạn muốn đi đại tiện. Nhiều mẹ bầu vì đau mà nhịn, càng nhịn lại càng làm bệnh nặng hơn.
XUẤT HUYẾT MUỘN SAU SINH
Sản dịch ra sau sinh là chuyện bình thường. Tuy nhiên nếu khoảng 2-3 ngày hoặc muộn hơn sau đó, máu vẫn ra và có màu đỏ chứ không sẫm màu, đó có thể là dấu hiệu của xuất huyết muộn do sót nhau. Bạn cần đi thăm khám ngay để cầm máu và điều trị kịp thời.
SẢN GIẬT SAU SINH
Đây là một biến chứng khá nguy hiểm đối với thai phụ, nó thường xảy ra trong những ngày đầu sau sinh. Dấu hiệu của bệnh lý này là đau đầu, buồn nôn, co giật, ù tai, phù nề…
-------------------------------------------------------------------
HẬU SẢN LÀ GÌ?
Hậu sản là từ không phải xa lạ nhưng cũng không phải ai cũng biết. Nó là một trong những bệnh vô cùng khó chữa và nguy hiểm nhất là thời buổi này khi mà các ông lang bà mế dần mai một thì người ta không còn biết nhờ ai nữa. Hơn nữa, ở chốn thị thành do trở ngại về địa lý nên người ta cũng khó mà tiếp cận được các thầy giỏi chữa về bệnh này. Kinh nghiệm của ông bà thì không ai lưu giữ, không còn ai dùng nữa. Riêng nói về chuyện kiêng kỵ sau sinh đã là điều không tưởng ở các bệnh viện. Vừa đẻ xong đi tắm, không cần kiêng gió kiêng nước gì, bác sĩ bảo thế. Thế mới chết bỏ mẹ.
Để nói về cơ thể của phụ nữ sau sinh, có thể dùng từ là cua bấy, nghĩa là con cua mới lột xác. Chắc cái này thì cũng ít người hình dung ra vì không mấy ai nhìn thấy con cua bấy, nhưng đó là từ chính xác nhất. Họ rất yếu và vô cùng dễ mắc bệnh, rất dễ bị tà khí nhập. Lúc này, cơ thể người phụ nữ bị suy nhược nặng do vừa sinh nở, khí huyết suy trầm trọng, cơ thể dãn ở mức tối đa mà trong thực dưỡng người ta gọi là âm (trương nở), các lỗ chân lông và các cửa ngõ đều giãn nên dễ bị tà khí nhập.
Khi mới mang thai, một sự chấn động đầu tiên về khí huyết hay sức khỏe đó là hiện tượng nghén.
Các mẹ bầu ốm nghén thường gặp phải các vấn đề sau:
• Nôn mửa
• Mất nước, tiểu ít, buồn ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi
• Nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt
• Cảm thấy sợ và không thích các loại thịt sống, các loại trái cây chưa chín, rau củ chưa nấu, hoặc các loại thực phẩm nặng mùi.
Nếu bạn đã đọc các bài về khí huyết và hiểu được triết lý này thì tôi cũng không cần phải giải thích tại sao lại bị vậy nữa. Đó là biểu hiện của khí huyết suy. Một người sức khỏe quá yếu hoặc bị một sự cố nào đó về sức khỏe cũng có thể bị các triệu chứng như trên chứ không cần phải nghén.
Khi phôi thai mới hình thành thì nó như một cái lỗ đen hụt sạch năng lượng của mẹ để tạo thêm một cơ thể mới. Nếu trước kia bạn học về quá trình phân bào, tế bào ban đầu bị thắt lại kéo dài ra và tách làm đôi, thì người mẹ mới mang thai cũng y như vậy. Người mẹ phải trích ra phần lớn sinh lực sống của mình để tạo ra một thực thể sống mới. Đó là lý do mà hầu hết các chị em mới mang thai đều bị ốm nghén nhưng không phải tất cả. Nếu cơ thể mẹ khỏe thì việc trích xuất này không ảnh hưởng quá mạnh. Khỏe có nghĩa là khí huyết đầy đủ. Những người yếu hay khí huyết vốn đã hư thì rất bị ảnh hưởng. Và rất nhiều người trở nên dật dờ kể từ ngày mang thai. Những bà mẹ quá yếu, nghĩa là không đủ khí huyết thì dễ bì sảy thai hay lưu thai vì không đủ sức nuôi thai nên cơ thể đành phải đào thải để tự cứu lấy mình.
Dù là giữ được thai hay lưu thai thì bà mẹ đã mất đi khá nhiều khí huyết. Thế nên cơ thể trở nên ốm yếu. Đó là lý do mà các bà mẹ cần phải chuẩn bị một sức khỏe rất tốt trước khi mang thai.
Khí mang thai thì cơ thể người mẹ đã bị sốc nặng về mặt khí huyết, còn khi sau sinh thì còn nặng hơn nữa. Có rất nhiều người bị tổn hao khí huyết đến mức không còn bình thường hay không còn khả năng tự phục hồi được lại. Đó là hậu sản.
Hậu sản chỉ đơn thuần là việc cơ thể người mẹ bị suy giảm nặng về mặt khí huyết sau khi sinh dẫn đến biểu hiện ra các bệnh khác nhau. Các biểu hiện thì vô cùng nhiều như rụng tóc, tai ù, đau đầu, huyết áp bất thường, não cá vàng, tiểu đường, trĩ, táo bón, sốt nhẹ (dương suy), nhiễm trùng, viêm da cơ địa, băng huyết, rong kinh... cho đến các bệnh về thần kinh. Nhân cơ hội này mà các lục phủ ngũ tạng cũng bị tổn thương như thận, gan do nhiễm độc, do tà khí. Và từ đó một sự trượt dốc không có điểm dừng về mặt sức khỏe. Người càng ngày càng gầy yếu hao mòn. Nến người ta còn gọi là sản mòn, sản rốc.
CẦN LÀM GÌ ĐỂ HẠN CHẾ HẬU SẢN?
Chúng ta có thể hình dung rằng một người vốn đã yếu mà bị một trận ốm sơ sơ thôi thì với họ cũng là một trận bết xê lết. Giống như tỷ phú mất có đôi ba triệu thì chả ảnh hưởng gì mà dân nghèo mất vậy thì như mất cả tương lai, cả cuộc đời. Tùy theo mức độ sức khỏe mà việc mang thai hay lúc sinh nở sẽ ảnh hưởng sức khỏe như nào. Thật quá dễ hiểu rằng người càng yếu thì mức độ ảnh hưởng càng mạnh, các chứng bệnh xuất hiện càng nhiều sau sinh. Người yếu, khí huyết hư nó giống như mắc hội chứng suy giảm miễn dịch vậy. Kể từ đó mà người ta mắc đủ thứ bệnh.
Thế nên, để giảm thiểu chứng hậu sản hoặc không bị thì bắt buộc bà mẹ phải chuẩn bị một sức khỏe cực tốt để sinh nở. Nhiều người không biết nên dù yếu mà vẫn cố sinh con ngay và luôn cho bằng được. Như thế thì không chỉ có hại đời mình mà hại cả đời con. Vì khi mẹ yếu thì con dễ bị mắc các chứng bệnh bẩm sinh.
Nếu chưa đủ sức khỏe thì nhất quyết chưa sinh. Đối với phụ nữ, nếu không có thầy, thì để biết sức khỏe có tốt không thì cứ nhìn vào kinh nguyệt mà xét. Kinh có bất thường không, có đau bụng không, có mệt mỏi khi bị không, có bị viêm nhiễm không... ít nhất là như vậy. Trong vấn đề này thì việc nhận thức được tình hình sức khỏe của mình như nào là rất quan trọng. Hầu hết mọi người đều nghĩ mình khỏe, đủ sức khỏe để mang thai. Khốn nỗi, tây thi thì cứ khám xét tổng quan và đưa ra một kết luận là sức khỏe tốt dựa vào các chỉ số trong khi rõ ràng mình thì cảm thấy không ổn chút nào. Đây quả là một lời nói dối lớn nhất của ngày tây y. Vừa mới tháng trước đi khám tổng quát vẫn tốt mà tháng này đã lãnh án tử hình. Nếu bạn không muốn bị những cú đánh bất ngờ như vậy thì hãy thấu hiểu triết lý về khí huyết.
Đông Y và cả Tây Y nói về hậu sản thật là kinh. Mà đúng là nó kinh thật. Thực sự thì nó như là cửa tử, đã lâm vào thì khó mà ra, có ra thì cũng thân tàn ma dại. Cuộc đời kể từ đó đã mất đi bao nhiêu phần tươi đẹp tự tin. Đúng là tin buồn cho cả mẹ và con kể từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người. Nhưng họ lại nói quá phức tạp, quá khó khăn khiến cho người ta không biết phải làm gì để hạn chế. Người ta chia ra đủ các thể loại, các triệu chứng, rồi qui này qui kia, dùng những ngôn từ những phương thang vô cùng hàn lâm. Như thế thì đúng là chỉ có các bậc thầy mới hiểu và mới biết phải làm gì còn dân thường thì chịu. Mà ngày nay gặp thầy đâu có dễ.
Nếu thấm nhuần triết lý về khí huyết thì bạn thấy đơn giản hơn rất nhiều, bạn hoàn toàn có thể biết cách tự làm cho mình khỏe. Điều đó còn quan trọng hơn là có thầy chữa.
Việc tập luyện ăn uống là rất cần thiết. Nhưng đôi khi tập cũng không đủ vì sức vốn đã yếu nên bạn cần phải dùng thêm thuốc hoặc thậm chí phải đi chữa bệnh. Bất kể một thức gì giúp khí huyết mạnh lên đều là thuốc phòng và chữa hậu sản thậm chí là bách bệnh. Tập thì có rất nhiều cách tập, bài tập tôi nghĩ ko cần thiết phải gợi ý nữa, quan trọng là bạn có quyết tập hay không. Về ăn uống bạn cứ ăn uống bình thường, hạn chế đồ ăn công nghiệp và cần dùng thêm các thức bổ khí huyết để hỗ trợ như ngải cứu, tam thất và các trợ phương khác. Đối với bà bầu thì không tẩm bổ quá mức vì quá thì gan chịu không nổi sẽ sinh độc. Bà bầu ăn gì kiêng gì là chủ đề dài. Trong bài này tôi chỉ muốn nói về việc cần có một sức khỏe tốt trước khi mang bầu, và cần ý thức được tình trạng sức khỏe của mình như nào. Như vậy là đã hạn chế được chứng hậu sản nhiều rồi đó.
Đọc thêm bài DI TRUYỀN KHÍ HUYẾT - ĐẠI THIÊN TRƯỜNG BỆNH