HẠT CẢI TRỜI - HẠT BỒ ĐỀ - HẠT VỪNG
HẠT CẢI TRỜI - HẠT BỒ ĐỀ - HẠT VỪNG
Người nói: “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được? Nước Thiên Chúa giống như hạt cải lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng.”
Thầy bảo thật anh em: nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: “rời khỏi đây, qua bên kia! ” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được.
Và tương tự, trong đạo Phật cũng có một hình ảnh ẩn dụ về hạt bồ đề, tượng trưng cho tâm bồ đề trong mỗi người. Hạt cây bồ đề chỉ bé như đầu kim, giường như không ai nhìn thấy hạt cây bồ đề, nhưng khi lớn trở thành một cây vĩ đại khổng lồ, cành dễ xum xuê.
Hai ẩn dụ trên để nói về những hạt cây nhỏ bé nhưng có sức sốc mạnh liệt, trong nó chứa đầy sinh lực và năng lượng sống - năng lượng lớn được nén tron một thể tích nhỏ mà người ta hay gọi là bé hạt tiêu.
Có một lần tôi nói chuyện với một bác làm đông y từng làm quân y thời Mỹ ném bom chất độc màu da cam, bác ấy bảo hồi đó cây cỏ chết sạch, chẳng có một ngọn rau nào để ăn. Người ta đã thử ném tất cả các hạt giống xuống đất mà không một cây nào lên được chỉ duy nhất cây vừng. Oh, quả thật vừng có một năng lượng sống mãnh liệt. Trong dưỡng sinh, tôi ví hạt vừng ngang với hạt cải và hạt bồ đề trong sách huyền môn. Nếu ai có một sự nhạy cảm, khi nhai muối vừng sẽ cảm thấy một sức lửa phát ra.
Mè đen còn gọi là hồ ma, du tử miêu, vừng đen. Mè đen được xem là thực phẩm bổ dưỡng cổ truyền.
Trong đông y, vừng đen là một vị thuốc quý. Nếu search hay tra sách có thể thấy vô cùng nhiều tác dụng của vừng đen. Nó có tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, mạnh gân cốt, làm sáng mắt, đen tóc, thính tai, sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ ích tinh tủy đặc biệt cho người già và sản phụ thiếu máu thiếu sữa.
Sách Danh y biệt lục xếp mè là loại thực phẩm thượng hạng. Lý Thời Trân trong Bản thảo cương mục có dẫn lời cổ nhân: “Thời cổ coi mè là tiên dược, ngày nay ít dùng, đâu biết rằng dùng lâu dài rất có ích?”
Lưu Nguyễn nhập thiên thai, gặp tiên nữ, thấy họ ăn cơm với mè đen, có khi ăn mè thay cho cơm, vậy mè chính là thức ăn của thần tiên vậy”.
Trong Thần tiên truyện có truyền thuyết Lỗ Nhĩ Sinh hơn 80 tuổi, chỉ ăn bánh mè mà vẫn trẻ khoẻ, ngày đi hơn 300 dặm mà người nhanh như hươu nai.
Trong đông y có một bài thuốc quí làm từ vừng – hà thủ ô – mật ong mà vừng đó người ta phải đồ đi đồ lại 9 lần, gọi là món vừng đồ chín lần. Tại sao phải đồ đến 9 lần? Bởi hạt vừng tiềm ẩn một năng lượng cực lớn nhưng chìm sâu bên trong.
Nếu khai thác được năng lượng tiềm ẩn sâu bên trong hạt vừng, cũng giống như người ta chạm được vào tâm bồ đề của mỗi con người hay niềm tin nơi Chúa.
Tuy nhiên, chế biến vừng đen và ăn như nào cho tốt thì không phải ai cũng biết. Có người nói, ăn vừng khiến những bệnh lở loét thêm trầm trọng, và dân gian cũng có câu
“măng gian, trám trắng, vừng đen – Ai đang mụn nhọn chớ nên ăn vào”
Những điều trên không phải là không có lý vì vừng chứa nhiều dầu nên rất âm