BIẾN CHỨNG
BIẾN CHỨNG
Từ này người lớn ai cũng biết nhất là những ai đã làm bố mẹ. Nếu bạn chưa nghe hoặc không biết thì quả thật bạn là người bố người mẹ đoảng, con bạn sẽ thiệt thòi nhiều.
Theo tôi, chúng ta thường hiểu thiếu, thậm chí là sai về biến chứng vì thế mà chủ quan. Vậy biến chứng là gì?
Biến chứng để chỉ một kết quả mang tính bi kịch khi bị mặc một bệnh gì đó vd thủy đậu, sởi, sốt xuất huyết, quai bị... Câu mà các y bác sĩ hay dùng là “để bị biết chứng ...” Nghĩa là cẩn thận đừng để nó thành bệnh nặng không chữa được. Di chứng của biến chứng thường nặng và ảnh hưởng lâu dài, có khi cả đời tàn tật. Thế nên, từ biến chứng là từ rất kinh khủng khi phải nhắc đến. Ví như biến chứng vào thận, biến chứng vào tinh hoàn ... Tất nhiên là nó cũng ít xảy ra thôi nhưng không phải là không xảy ra.
- - - - - - - - - - - - - -
Đây là một số định nghĩa mang tính khoa học:
- Tai biến (accident): biến cố bất ngờ, gây ra tai họa lớn. Vd: tai biến mạch máu não, tai biến sản khoa.
- Biến chứng (complication): chứng bệnh mới phát sinh thêm trong quá trình mắc bệnh, làm cho bệnh phức tạp và nặng hơn. Vd: biến chứng tim của thấp khớp, biến chứng thủng của loét dạ dày - tá tràng.
- Di chứng (sequela): chứng tật còn lại lâu dài sau khi đã khỏi bệnh. Vd: di chứng viêm màng não, di chứng chiến tranh.
- Bệnh (Disease) : một rối loạn có nguyên nhân đặc hiệu và có các dấu hiệu hay triệu chứng thấy được ; Mọi bất thường về cơ thể hay suy giảm chức năng đúng nghĩa. Trừ khi gây ra do tổn thương vật lý (Tuy nhiên các tổn thương này có thể mở đường cho bệnh).
- Hội chứng (Syndrome) : kết hợp các dấu hiệu và/hay triệu chứng tạo thành một hình ảnh lâm sàng riêng biệt của một rối loạn đặc biệt.
- Triệu chứng (Symptom) : một biểu lộ của bệnh hay rối loạn do bệnh nhân tự thấy được.
Biến chứng, trong y học, hoặc biến chứng y khoa là một sự tiến triển không thuận lợi hoặc hậu quả của một bệnh, một tình trạng sức khỏe hoặc một liệu pháp. Bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn về mức độ nghiêm trọng của nó hoặc cho thấy số lượng dấu hiệu, triệu chứng cao hơn, cũng như những thay đổi bệnh lý mới, trở nên phổ biến khắp cơ thể hoặc ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác. Một căn bệnh mới cũng có thể xuất hiện như một biến chứng của một căn bệnh hiện có trước đó. Việc điều trị y tế, chẳng hạn như thuốc hoặc phẫu thuật có thể tạo ra tác dụng bất lợi hoặc tự tạo ra vấn đề sức khỏe mới. Do đó, một biến chứng có thể là iatrogenic (nghĩa là được bác sĩ tạo ra).[1]
Kiến thức y tế về bệnh, thủ tục hoặc điều trị thường bao gồm một danh sách các biến chứng phổ biến nhất, để chúng có thể được thấy trước, ngăn ngừa hoặc nhận ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, tính nhạy cảm, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, tình trạng hệ thống miễn dịch, vv các biến chứng có thể phát sinh dễ dàng hơn. Biến chứng ảnh hưởng xấu đến tiên lượng của bệnh. Các thủ tục y tế không xâm lấn và xâm lấn tối thiểu thường có ít các biến chứng hơn so với các thủ thuật xâm lấn.
Các rối loạn đồng thời nhưng không gây ra bởi các rối loạn khác là bệnh đi kèm. Việc phân chia khái niệm này đôi khi bị làm mờ bởi sự phức tạp của quan hệ nhân quả hoặc thiếu thông tin xác định về nó. Các thuật ngữ di chứng và biến chứng thường đồng nghĩa, mặc dù biến chứng bao hàm rằng tình trạng kết quả làm phức tạp việc quản lý tình trạng của bệnh (làm cho nó phức tạp hơn và đầy thử thách hơn).[2]
- - - - - - - - - - - - - - -
Còn tôi thì đưa ra một cách nhìn ở khía cạnh khí và huyết về biến chứng.
Bất kể một bệnh nào cũng có 4 giai đoạn sau
1. Dấu hiệu bị nhiễm bệnh – giai đoạn mới chớm
2. Bi nhiễm bệnh – Giai đoạn cơ thể phải vật lộn đấu tranh
3. Giai đoạn chuyển biến tiếp theo – hoặc là bình phục hoặc là xấu đi
4. Kết thúc bệnh – khỏi hoặc bị di chứng lâu dài
Biến chứng thuộc giai đoạn 3, là một quá trình chuyển biến sau khi cơ thể đã dùng hết khả năng của mình để chống chọi với bệnh tật nhưng bất thành. Có thể nói đây là một tinh trạng đầu hàng hay thất thủ hoàn toàn và lâu dài của cơ thể trước bệnh tật; giống như một chính quyền cũ bị lật đổ và thay bằng chính quyền mới. Một tình trạng mới được thiết lập.
Như vậy để không bị biến chứng thì chúng ta phải hiểu điều gì gây ra biến chứng, biến chứng có nghĩa là thế nào?
Chúng ta lại phải nói lại thế nào là bệnh. Khoa học hay tây y nhìn bệnh dưới góc độ vật chất, có đối tượng gây bệnh cụ thể; còn đông y nhìn bệnh dưới góc độ năng lượng, đối tượng vô hình và biến hóa huyễn ảo. Bệnh là tình trạng cơ thể bị tà khí xâm nhập và đang xảy ra quá trình chính khí đẩy tà khí. Nếu chính khí thắng thì bệnh sẽ khỏi. Nếu chính khí chưa đẩy được hết tà khí ra thì vẫn bệnh, nếu chính khí bị suy yếu và không có khả năng đẩy tà khí ra thì cơ thể bị tổn thương bởi tà khí. Lúc đó là biến chứng và để lại di chứng. Đối với đông y thì bệnh chỉ có một nguyên nhân là tà khí xâm nhập, đối với tây y thì có rất nhiều nguyên nhân hay đối tượng gây bệnh hay mầm bệnh. Đối với đông y thì tà khí có thể biểu hiện ra các dạng bệnh khác nhau, kiểu như cùng một nguyên liệu là đât sét, bạn muốn nặn thành gì thì lặn. Biến chứng đối với đông y thì cũng chỉ có một nguyên nhân là tà khí quá mạnh và chính khí không đủ sức đẩy gây ra các tổn thương ở các dạng khác nhau, mà biểu hiện là các di chứng khác nhau. Biến chứng thực chất chỉ là một giai đoạn của ở thể trên quá trình suy yếu của chính khí mà thôi – từ lúc bị bệnh, lúc đấu tranh, lúc thất thủ và có thể cuối cùng là chết.
Lấy ví dụ, một bệnh rất quen thuộc là khớp, người ta cho rằng biến chứng của khớp sẽ thành tim – khớp đớp tim. Thực chất đó là các giai đoạn của suy hư khí huyết. Giai đoạn đầu vì khí huyết hư nên các khớp không được nuôi dưỡng đầy đủ nên biểu hiện bệnh. Giai đoạn nặng hơn (khí huyết suy nặng hơn) thì tim bắt đầu mệt và bệnh. Đó là một quá trình tất yếu. Biểu hiện đau khớp chỉ là biểu hiện trên đường đi của quá trình khí huyết suy. Cuối cùng có thể là tai biến hoặc đột tử, đột quỵ.
Như vậy, đối với quan điểm của đông y mà nói, bất kỳ bệnh nào cũng có thể bị biến chứng từ những thứ nhỏ nhất quen thuộc nhất là cảm. Thế nên mới nghe nói có cảm độc, cảm đột tử hay gió độc hay thoáng cái gió... Kết quả của biến chứng thì vô cùng, nó muốn biểu hiện ra cái gì thì ra. Dù người ta có thống kê bệnh này thì biến chứng vào chỗ này thì nó cũng sẽ không bao giờ 100% xảy ra như vậy. Tuy mức độ suy khí huyết, tùy tà khí chạy vào đâu mà biến chứng xảy ra ở đó và mức độ khác nhau. Tai biến – đột quị - ho – sốt đều là biến chứng ở các mức độ và biểu hiện khác nhau.
Biến chứng dễ xảy ra đối với những người có sức khỏe yếu hay khí huyết suy kém. Bởi cơ thể như vậy thì chính khí không mạnh, dễ bị thất thủ. Thế nên mới có chuyện có những đứa trẻ tiêm văc xin thì không sao có đứa thì bị sốc, bị này kia. Thế nên người ta mới quy định trẻ đang ốm không được tiêm vắc-xin vì lúc đó khí huyết đang suy, chính khí kém. Tiện thể lại nói về vắc-xin. Những đứa trẻ sức khỏe kém phải rất cẩn trọng khi tiêm vắc-xin nhất là những mũi 5in1 hay 7in1.
Như vậy, chúng ta hiểu nguyên nhân của biến chứng thì chúng ta có cách dè chừng và phòng tránh ngay từ đầu, để đến khi cơ thể thất thủ rồi thì rất khó. Các bệnh sởi, thủy đậu, quai bị, sốt virus, viêm não đều do tà khí gây ra (chắc tây y phản đối kịch liệt điều này) nếu chúng ta biết để mà đẩy tà khí ngay ra từ ban đầu thì bệnh sẽ đỡ nguy hiểm hơn rất nhiều còn nếu không biết hoặc sai phương pháp thì nguy cơ rất lớn.